Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Một Buổi Đi Săn Tác Giả: Dương Bình Nguyên    
    Từ cầu thang nhà Kỳ nhìn sang, những triền rừng lúc nào cũng mươn mướt xanh. Đó là những bụi giang bụi nứa lớn, những thân cây gỗ đang tuổi lớn và dây nhợ đeo bám nhằng nhịt. Thảng hoặc mới có những cây chò chỉ, cây sồi cổ thụ lớn mọc trội hẳn lên. Kỳ bảo đó là mắt rừng, nó như một sự minh chứng cho việc rừng vẫn còn tồn tại. Tôi chỉ nghe Kỳ nói về rừng nhiều, chứ thực tình những chuyến đi rừng của tôi rất ít. Bố tôi là một người nghiêm khắc. Ông muốn trui rèn tôi thành một người học hành tử tế hơn là một người thợ rừng bình thường. Vì thế tôi chỉ được theo bố đi săn vào những ngày trời nắng và rất đông người.
    Tôi đã sướng đến khi Kỳ bảo: “Mày muốn đi săn thì chuẩn bị súng sang nhà tao”. Tôi đã rất công phu chọn lựa trong số súng kíp của bố để tìm một khẩu ưng ý, chuẩn bị những thứ cần thiết và sang ngủ nhà Kỳ từ đêm hôm trước để sáng sau lên đường.
    Buổi sáng. Mặt trời đã lên bằng con sào. Sương đang dần tan. CHúng tôi nai lại quần áo cho chặt, buộc con dao săn một bên hông và một bên là bi đông nước. Kỳ khoác súng lên vai, hỏi: “Xong cả chưa?”. Tôi bảo: “Rồi. Có cho Sao đi không?”. Kỳ khẽ gắt: “Con nhóc cho đi làm gì. Con gái lẽo nhẽo theo đuôi. Rõ ghét”. Sao chạy từ trong bếp ra, hai má đỏ bừng, tóc đỏ lông ngựa, nói như hụt hơi: “Không cho em đi, chiều em mách bố là anh bỏ nương đi săn”. Kỳ nhăn mặt, dứ dứ gói xôi thịt gà bọc chuối vào mặt Sao: “Liệu cái thần hồn đấy. Nhưng được rồi, đi cấm kêu khóc nghe không?”. Nhoẻn cười, Sao vội xách chiếc thưng vào tay: “Không mà. Em quen lắm rồi”. Kỳ gọi con vện xuống cầu thang, rồi chúng tôi đi.
    Cuộc đi săn bắt đầu !
    Chúng tôi vượt qua con suối, chạm chân đến cánh rừng. Những cây kháo, cây bứa đang mùa trổ lá. Những đám guột lên thân mới um tùm. Kỳ hạ súng xuống, quay lại bảo: “Chỉ trong vòng khu này thôi. Vào sâu trong lá ướt lắm, mà lúc sau lại không biết đường ra”. Sao hỏi: “Tính đến vạch lá dựng à?”. Kỳ trả lời: “Ừ. Nhưng mà mày phải ngồi ở gốc dẻ dai ấy. Nhớ không? Cái gốc cây to tướng mà hôm nọ mày lấy mấy xiên mộc nhĩ ấy”. Sao gật đầu, nhưng chợt nhớ, giãy nảy lên: “Không. Sợ lắm. Eo ơi trong đó có tiếng ma kêu “chét chét”…”. “Biết ngay mà. Cứ đòi đi theo! Cáu lắm rồi đấy”. Kỳ nổi quạu, tôi liền dàn hòa: “Bây giờ em chịu khó ngồi đây, bọn anh cũng chỉ ở khu này thôi, có đi đâu xa đâu mà sợ”. Sao miễn cưỡng ngồi ở gốc cây dẻ gai, chờ cho chúng tôi đi săn về phía rừng rậm. Đi chừng trăm bước, Kỳ bảo: “Phải bước thật êm, không lũ rái cá nó tinh lắm, nghe bước là nó chạy biến”.
    Chúng tôi đi nhẹ, không một tiếng động. Bỗng vện hộc lên một tiếng từ phía bụi cây gần đó. Kỳ quay phắt sang. Con vện đã đánh thấy hơi mùi còn mồ, liền ngửi theo vết mòn chân thú lần theo. Hai chúng tôi cũng bám sát. Vết chân con thú khá lơn, hiện rõ lên trên nền lá mục. Rất có thể là gấu hoặc lợn rừng. Nhưng ở khu này những con vật ấy gần như đã xóa sổ. Hay rừng đang hồi sinh nên những con thú lại trở về? Lòng nghi hoặc, tôi định hỏi Kỳ xem thế nào, nhưng nhìn nó quá chăm chú, tôi lại thôi.Đi đến một bụi giang lớn, lá lòa xòa chán hết tầm nhìn, con vện phóng vào trong rồi sủa ầm lên. Kỳ lấy xoa chặt những ngọn giang xòa xuống để lấy lối vào. Bỗng một mùi hôi khăn khẳn bốc lên, đến nghẹt thở. Tôi tính bịt mũi lại, nhưng không được. Rất có thể một con lợn rừng đang ở rất gần. Kỳ đã lăm lăm súng trong tay, sẵn sàng bóp cpfn nếu gặp. Rồi lần lần tới chỗ con vện, tôi đi sau Kỳ, không mấy tự tin. Đây là lần đầu tôi đi săn – hiểu theo đúng nghĩa của nó – trách sao khỏi ngỡ ngàng và lo lắng. Được cá Kỳ rất tự tin nên tôi yên tâm đôi phần.
    Con vện cứ sủa nhặng lên, chứng tỏ đã phát hiện được điều gì. Nó cũng làm tôi hăm hở đi theo Kỳ, đầy tò mò. Nhưng đến nơi, chỉ là một đống lông rụng và xương của con vật gì đó bị ăn thịt chừng một tuần rồi. Và con vật ăn thịt đã bỏ đi hoặc ở đâu đó gần đấy. Mùi hôi bốc lên dữ dội, tôi gọi Kỳ trở ra.Có một vết trượt dài trên lá làm chúng tôi chú ý. Chứng tỏ con thú vừa bỏ chạy khi bị con vện phát hiện. Chúng tôi tiếp tục lần theo dấu chân. Đúng lúc ấy có tiếng kêu của Sao. Chúng tôi đạp dây chạy về phía Sao.Nó đang đứng há hốc mồm mắt như người mất hồ, trợn ngược. Người nó run bắn. Phía sau gốc cây sồi già, có một con chồn. Kỳ bắn một phát chỉ thiên. Con vật sợ hãi bỏ chạy. Động rừng, tiếng chim kêu, tiếng chân thú chạy lạng chạng, lao xao cả một khu. Kỳ nhìn con bé Sao định cáu nhưng lại im lặng. Tấm thân rắn chắc của Kỳ hơi gù xuống. Nó đặt phịch khẩu súng xuống dễ dẻ gai rồi nói, vẻ chán nản: “Thế là mất toi con mồi”. Sao đầy vẻ hối lỗi: “Tại nó há mồm nhe răng làm em sợ quá”. Tôi liều nói: “Thôi, bây giờ đi ăn, chạy suốt buổi sáng, đói mềm rồi”. Chúng tôi giở xôi trong lá chuối ra ăn. Nhìn hút từ vòm sáng nhỏ ngước lên, nắng đã gắt lắm. Trời đứng bóng giữa ngọ rồi. Nhìn Kỳ ăn tôi lại mường tượng ra những bước đi của nó, trông dáng khoan thai như một con báo. Nó ăn như hổ, làm cũng mạnh bạo, đúng sức trai 17. Con bé Sao lấm lét nhìn anh, ăn nhỏ nhẹ như gượng ép. Tôi nhìn nó, thấy tồi tội bảo: “Anh nhận thấy là em hay khóc quá đấy. Có gì đâu, ăn mạnh vào, chiều chúng ta còn đi nhiều”. Nhìn hai anh em nhà nó, nghĩ mà buồn cười. Thằng anh lầm lì còn con em hay khóc. Chả hiều nổi
    Nghỉ trưa xong, Sao dứt khoát đòi theo sau chúng tôi. Lần này chúng tôi đi theo hướng khác. Tịnh không có một bóng chim thú nào. Đến độ hai giờ., Kỳ dường như đã hơi nản. Tôi đã định thong súng xuống đi cho nhanh. Đúng lúc ấy thì con mồi hiện ra. Lại là con chồn lúc sáng. Lần này chắc nó khó thóat khỏi tay súng của Kỳ. CHúng tôi nín thở, theo dõi. Tiếng súng của Kỳ nổ giòn tan. Con vật vụt chạy thục mạng. Con vện lao theo, ba chúng tôi cùng dàn hàng ngang đéo bám quyết liệt. Con vện đã bám sát lắm, chỉ cách chừng nửa mét, rồi độ một cán dao, rồi đuổi kịp. Nó ngoạm vào cẳng con vật. CÓ tiếng kêu thống thiết của con chồn, nó định chống trả nhưng hình như nó cũng nhận ra bóng người nên cố lao về phía gố dẻ gai. Chạy tới gần gốc dẻ nó kiệt sức, nằm sượt như đã tắt thở. Chúng tôi quát con vện ra, nhìn con vật đang thoi thóp thở. Máu ở chân nó chảy ướt thẫm một khoảng lông vàng mịn màng. Nó rên khe khẽ. Con bé Sao lại khóc. Nước mắt yếu mềm con gái. Kỳ bảo Sao: “Bây giờ mày dám vào nhấc xác nó ra đây không?”. “Nó chưa chết. Mà em thấy thương nó lắm”.
    “Thế mày theo đi săn làm gì?”
    Đúng lúc ấy, có tiếng “ư ử, chét chét” nổi lên, con bé Sao bíu chặt tay tôi: “Đấy, tiếng ma…”. “Vớ vẩn. Ma gì mà ma”. Đến cả Kỳ can đảm là vậy cũng bắt đầu phát hoảng khi nghe tiếng réo nhè nhẹ từ phía sau gốc dẻ gai. Cả bọn chúng tôi mò về phía rễ cây bị lấp ấy, có một cái hốc sâu. Chao ôi, ba con vật lông măng mượt, ba sinh vật bé nhỏ vô tôi. Con chồn mẹ đang cố rướn thân về phía ấy nhưng đầu vẻ khó nhọc. Nó bất lực. Tôi quay lại. Từ hai khóe mắt của nó, từ từ lăn ra hai giọt nước. Con vật cũng biết khóc? Khóc trong sự khốn cùng? Tôi bắt đầu ân hận về chuyến đi của mình. Con bé Sao quay lại, nhìn con chồn, lại khóc. Nó nhìn Kỳ: “Hay là mình tha cho nó đi anh Kỳ?”. “Sao phải thế?”. “Để nó nuôi con chứ. Bắt nó là giết cả ba cái con”. “Đi săn mà không lấy con thú mình hạ được thì xui lắm!”. Con bé Sao vẫn nài nỉ: “Nhưng nó thật đáng thương. Mình phải băng chân cho nó nữa”… Hai chúng tôi lặng yên, không biết nói gì. “Máu ra thế kia, nó sẽ chết mất !” – Sao nói rồi đi hái lá để đắp vết thương cho con thú mẹ. Sự thể này không biết phải làm gì nữa. Kỳ nhìn tôi ngán ngầm: “Thật là một ngày xúi quẩy”. Không biết nó nói có đúng không, nhưng lúc ấy tôi cứ bần thần cả người, nghĩ ngợi ghê gớm.
    Sau khi Sao đắp lá, băng chân cho con thú mẹ thì cũng là lúc nó tắt thở. Sao khóc ghê gớm, không hiểu có ohải đó chỉ là nước mắt mềm yếu? Tôi chạnh buồn. Kỳ không nói gì. Bỏ lại đám măng hái dưdợc ban sáng, Sao nâng ba con thú con vào trong cái thưng. Chúng tôi ra về. Chiến lợi phẩm trên vai Kỳ kia mà chúng tôi thấy lòng trĩu nặng. Vì nhiều lẽ.
    Sau buổi ấy tôi phải về trường ngay cho kịp. Sau này nghe Sao kể lại, ba con thú bé nhỏ đã chết vì không được chăm sóc đúng cách. Tôi hỏi xem Kỳ có hay đi săn nữa không. Nó bảo rừng đã thưa đi nên thú cũng ít. Giờ nghĩ lại buổi ấy, tôi vẫn thấy cảm giác là lạ, hệt như mắt rừng đang nhìn tôi oán giận. Tôi đứng bên cầu thanh nhà Kỳ, nhìn sang bên kia thấy rừng bớt xanh đi thì phải. Bủôi đi săn ấy là buổi đầu tiên và cuối cùng của cuộc đời tôi.
    

Kết Thúc (END)
Dương Bình Nguyên
» Đôi Giày Đỏ Đã Mất.
» Sáo Diều
» Người Con Gái Không Đợi Nơi Đầu Dốc
» Bóng Kơnia Đổ Dài
» Người Đập Áo Sông Năng
» Một Buổi Đi Săn
» Đôi Giày Đỏ Đã Mất!
» Bố Mẹ Và Con Và Đại Ngàn
» Miền Đất Hoa Vàng
» Thị Trấn Hoài Niệm
» Chỉ Là Mơ Thấy
» Chiếc Vé Cuối Cùng
» Trái Tim Kiêu Hãnh
» Nhật Ký Phải Sống
» Vợ Chồng Đậu Phụ
» Mưa Phù Du
» Như Một Tiếng Chuông Xa
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đau Gì Như Thể ....
» Bố Chồng
» Đời Như Ý
» Bông Hồng Vàng