Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Người Bán Chụp Đèn Tác Giả: Allen Woodman    
    Lời Người Dịch: Allen Woodman sinh ra và lớn lên ở Alabama. Tuyển tập truyện của ông Saved by Mr. F. Scott Fitzgerald, xuất bản năm 1997. The University of West Alabama’s Livingston Press (Station 22, Livingston, AL 35470), đã xuất bản tuyển tập này trong bộ Nhà Văn Đương Thời, Contemporary Writers Series. Woodman cũng hợp tác với các tác giả khác xuất bản truyện của trẻ em, trong đó có tác phẩm rất được yêu chuộng The Cows Are Going To Paris (Đàn Bò Đi Ba Lê). Ông đang sống ở Flagstaff, Arizona, nơi ông làm chủ nhiêm bộ môn Sáng Tác Văn Học ở trường Đại Học Northern Arizona.
    
    Ngày nào cũng thế. Cửa đang mở. Trời đang mùa hè. TV đang mở.
    Một người đàn ông tóc bạc mặc toàn đen và cái áo khoác đuôi tôm đã sờn, đến cửa bán rong chụp đèn. Ông có vẻ đàng hoàng trang trọng và hai bàn tay của ông bị cụt đi càng làm tăng vẻ nghiêm trang của ông. Ông cầm một cái chụp đèn bằng một cái bàn tay giả bằng kim loại. “Tôi có thể bán cho ông một cái chụp đèn mới không?”
    “Tôi không thích chụp đèn. Tôi chẳng bao giờ quan tâm ngó ngàng đến mấy cái chụp đèn tôi đã có. Tôi tự hỏi không biết vì sao mà ông ta bị cụt mất cả hai bàn tay. Tôi cố gắng trò chuyện. “Có một người gõ cửa nhà tôi hôm qua để bán chổi. Ông có biết ông ta không?”
    Ông ta đặt cái chụp đèn xuống cái xe đẩy tay của ông ta. “Không có liên hệ. Tôi bán chụp đèn. Ông có muốn mua một cái không?”
    Tôi luôn luôn yêu thích những hoạt động của con người khi họ chuẩn bị ra về. Tôi hỏi ông ta đi bán chụp đèn đã bao lâu rồi.
    “Mười lăm năm trước, tôi có một chương trình biểu diễn nhỏ ở một hội chợ to. Một gánh xiệc ruồi. Nhưng tôi bị lỗ nặng tại vì vi phạm vệ sinh và làm giảm cái ngon của thức ăn.”
    “Tôi có xem gánh xiệc ruồi một lần, nhưng chẳng ai chịu tin tôi cả,” tôi nói. “tôi chỉ giữ riêng mình tôi biết. Nhưng tôi thề tôi nhớ một cái đám cưới ruồi nhỏ tí nị và một con ruồi đang chạy xe đạp.”
    “Tôi có một cái bàn nhỏ được dùng làm sân khấu, và tôi chỉ cho phép đặt vài cái ghế dành cho khán giả. Tôi có một chương trình gồm có múa ba lê, biểu diễn đi trên dây, và đua kéo toa xe lửa. Điều bí mật là tất cả những cuộc biểu diễn này đều bằng nhân lực ruồi. Chỉ có chúng mới có sức mạnh cần thiết để vừa kéo vừa đẩy bằng những cái chân sau của chúng. Đàn ruồi của tôi thì không thể nào tưởng tượng nỗi. Chúng rất dai sức. Chúng có thể biểu diễn hàng trăm buổi diễn trong một ngày và tiếp tục làm như thế trong nhiều tuần. Và cứ mỗi khi kết thúc chương trình, tôi xắn tay áo lên và mời diễn viên ăn tối.” Người đàn ông giơ hai cái tay giả hình cái móc bằng kim loại bóng loáng lên không trung.
    “Tôi đọc tin ở Mễ Tây Cơ, Nhà Thờ ủng hộ nghệ thuật ruồi,” tôi nói. “Các nữ tu làm và bán những cái thánh giá nhỏ nhắn làm bằng xác ruồi và kim loại vụn. Xác ruồi được dùng để họ không phải điêu khắc hình tượng người.”
    “Tôi có một con ruồi,” ông ta nói bằng một giọng rất thâm trầm. “Tôi nuôi nó như người ta nuôi thú vật thân thiết trong nhà. Đó là con ruồi duy nhất mà tôi cho phép nó hút máu trong lòng bàn tay tôi. Tôi cột nó vào một sợi dây chuyền vàng chiều dài cỡ bằng ngón tay của ông. Rồi tôi cột vào sợi dây chuyền vàng vào một cỗ xe cũng toàn bằng vàng rất đẹp để cho con ruồi kéo.”
    Tôi tưởng là tôi đã nhìn thấy tất cả mọi chuyện trên đời. Nhưng cái cách ông nói về con ruồi ông nuôi như gia thú và cái toa xe bằng vàng thật toàn hảo làm tôi suy nghĩ. “Vâng,” tôi nói to lên, “ông có thể kể cho tôi nghe chuyện này được không?”
    Ông ta nhìn tôi chằm chặp. “Không,” ông nói có vẻ đắn đo. “Nhớ lại câu chuyện này rất khó khăn.”
    Tôi cố gắng nghĩ cho ra một câu trả lời thích hợp. Ngần ngừ một hồi lâu, tôi nói, “Tôi hiểu.”
    Ông ta dùng cái bàn tay giả bằng kim loại gãi gãi lớp da dưới cằm. “Chờ tôi một phút,” ông nói. “Lấy cho tôi cái gì đó để tôi viết.”
    Ông nhặt một cái chụp đèn màu trắng trơn. Tôi đặt cây bút vào cái bàn tay giả bên trái của ông. Đó là một cây bút đầu mềm tôi quên trả lại cho người thư ký lúc tôi viết một cái chi phiếu ở tiệm A&P [i].
    Ông ấy vẽ toàn thể gánh xiệc lên trên cái chụp đèn, đám cưới, môn xiệc đi trên dây, và màn khiêu vũ ba lê. Ông ta vẽ cả những cảnh mà ông ta chưa kể. Cuối cùng ông vẽ cái mà tôi biết đó là con ruồi cột bằng sợi dây chuyền bằng vàng, bởi vì nó nằm trong lòng của một bàn tay. Bàn tay thật hoàn toàn.
    Thỉnh thoảng tôi cố giải thích cho mọi người lý do tôi mua cái chụp đèn. Sau nhiều lần như thế, tôi mang cái đèn để cạnh giường của tôi và đóng cửa phòng ngủ lại.
    
    Chú thích:
    [i] một cửa hàng siêu thị có nhiều chi nhánh trên toàn Hoa Kỳ

Kết Thúc (END)
Allen Woodman
» Người Bán Chụp Đèn
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đau Gì Như Thể ....
» Bố Chồng
» Đời Như Ý
» Bông Hồng Vàng
» Làm Mẹ
» Bụi Quý
» Bên Bờ Biển
» Đánh Thơ
» Người Thứ 79
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Quà Giáng Sinh
» Trên Đỉnh Non Tản
» Mùa Mắm Còng
» Cho Anh Yêu Em Cả Đời Này Nhé! Xin Em
» Tuyết
» Đời Khổ
» Hoa Học Trò
» Xuân Phương Shop
» Cô Khịt
» Bất Diệt