Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Cười » Nhại Thơ, Hoạ Thơ Tố Hữu Tác Giả: Trần Khốt    
    Hồi “chín năm”, Tố Hữu sáng tác bài thơ nổi tiếng “Bầm ơi!” dạt dào tình nghĩa gắn bó giữa chiến sĩ cách mạng và người dân nghèo. Bài thơ có đoạn:

    

    Bầm ơi có rét không bầm

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

    Bầm ra ruộng cấy bầm run

    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non...

    

    Nhiều năm trôi qua. Tố Hữu “chín năm” và Tố Hữu ngày nay cách xa một trời một vực không chỉ về chức tước, mà cả về tình người.

    Cho nên, một “sĩ phu Bắc Hà” đã nhại thơ Tố Hữu bằng bốn câu chua chát dưới đây:

    

    Bầm ơi có rét không bầm

    Vônga [3] con cưỡi, gà hầm con xơi

    Con thương bầm lắm bầm ơi

    Bảy mươi, bầm vẫn phải ngồi nhá khoai...

    

    Ngoài chuyện nhại thơ Tố Hữu, tưởng cũng nên kể thêm chuyện hoạ thơ Tố Hữu theo chiều hướng... “tiếu lâm”. Ấy là khi Tố Hữu cho [4] đăng trên báo Văn nghệ và nhiều báo khác bài “Đảng và thơ”, toàn văn như sau:

    

    Trên năm mươi tuổi Đảng và thơ

    Từ ấy [5] hồn vui mãi đến giờ

    Mái tóc pha sương chưa cạn ý

    Con tằm rút ruột vẫn còn tơ

    Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả

    Nghiệp lớn muôn đường lộng ước mơ

    Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp

    Trăm năm duyên kiếp, Đảng và thơ.

    

    Ngay sau đó, từ Hà Nội lan truyền khắp cả nước bài thơ hoạ, ý và thơ “đối nhau chan chát”:

    

    Năm mươi năm ấy vẫn còn thơ

    Từ ấy đua chen mãi đến giờ

    Mái tóc pha sương chưa hết dại

    Con tằm rút ruột chẳng còn tơ

    Thuyền con quá tải không qua sóng

    Mộng lớn tài hèn chớ ước mơ

    Với giá, lương, tiền [6] dân khốn đốn

    Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ!

    

    Bà con khoái thơ phú kháo nhau rằng tác giả bài thơ hoạ này là một sĩ phu thứ thiệt: nhà trí thức văn hoá, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện [7].

    Nhân nhắc đến chuyện ông Tố Hữu vừa làm quan vừa làm thơ, cũng cần kể thêm rằng hồi ông ta còn làm Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, ông cùng các cán bộ tuyên huấn - đối ngoại phải diễn trò xiếc “đi trên dây” giữa ông anh cả (Liên Xô) và ông anh hai (Trung Quốc) khi hai ông anh tối ngày hục hặc và thậm chí còn “tẩn” nhau ở biên giới. Cám cảnh anh Lành (bí danh thường dùng của Tố Hữu), một “vè sĩ” Hà Thành đã “tặng” hai câu sau:

    

    Anh Lành mà dạ chẳng lành

    Tay vin cành táo, tay giành cành nho...

    

Kết Thúc (END)
Trần Khốt
» Nhất Trí 100 %
» Nhất Thế Giới
» Đồng Chí Sáu La Mã
» Lên Nhanh Nhất Và Xuống Nhanh Nhất
» Ba Thủ Lợn
» Họ “Tôn Thất”
» Toà Nhà Không Hố Xí
» Chuyện Tiếu Lâm Thời Hitler
» Hàng Xuất Khẩu Đặc Biệt
» Chùm Chuyện Phạm Tuân Bay Vào Vũ Trụ
» Câu Hỏi Định Mệnh
» Chỉ Cần Ném...
» Rùa Ngựa, Ngựa Rùa
» Nhại Thơ, Hoạ Thơ Tố Hữu
» Lý Lịch Vào Khối SEV [4]
» Ăn Qua Loa
» Bạn Học Của Anh Ba
» Lệnh Anh Ba [3]
» Cả Ngày Xếp Hàng
» Dân Say Bét Nhè
» Ông Bầu
» Mách Nước Diêm Vương
» Một Phần Ba
» Ai Được Dân Thích Nhiều Hơn?
» “Bảng Đỏ, Sao Vàng"