Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Dài » Ván Bài Lật Ngửa ( Phần IV ) Tác Giả: Nguyễn Trương Thiên Lý    
Góp Sức Với Rừng

    Dương Tái Hưng dò từng câu trong bản dịch Anh văn xấp bài báo của tạp chí Bách Khoa. Các bài báo mang tên Nguyễn Thành Luân. Ngay trong số 1 của tạp chí, ra ngày 15-1-1957, Luân viết bài báo đầu tiên và bài báo gần như đặt lại quan niệm quân đội. Trước Luân, trên báo chí Sài Gòn, chưa ai phân tích quân đội như vậy. Những chỉ huy tốt nghiệp trường võ bị Saint Cyr chỉ có thể lặp lại điều mình học, điều mình rút kinh nghiệm qua kinh viện quân sự Âu Mỹ - cho một quân đội nhà nghề. Còn số tự xưng là tốt nghiệp trường Hoàng Phố thì kiến thức lỉnh kỉnh, pha tạp, giảng giải binh pháp Tôn Ngô vào thời đại nguyên tử mà vẫn mơ màng tiếng ngựa hí, gươm khua.
    Luân viết:
    “Người lính có gan dạ mà không có súng thì không làm được gì, người lính có súng tốt nhưng không có gan dạ thì cũng không làm gì hơn. Dự trữ của quân đội là nhân dân. Quân đội không được lòng nhân dân là một quân đội có thể tạm thời mạnh trên một phương diện nào đó nhưng bản chất nó là yếu vì tương lai không có dự trữ, nó sẽ đến chỗ kiệt quệ và tiêu tan.”
    Các bài báo tiếp theo cũng mang nội dung mới – đánh giặc mà không giết người, trao đổi văn hóa trong quân đội... Tác giả lồng ý riêng vào các bài bình luận binh thư Tôn Tử, cũng nhắc nguyên tắc Tôn Tử nhưng thể hiện trên một bình diện mới. Giọng văn dễ hiểu, nhẹ nhàng, nửa thuộc loại nghiên cứu học thuật, nửa phổ cập và bút chiến song không dấu giếm ý định: muốn chiến thắng phải xây dựng lại quân đội. Quan niệm đó vừa bác bỏ nếp hằn trong cơ chế quân đội do Pháp để lại vừa cảnh cáo Bộ Tổng tham mưu đang hình thành. Các bài báo xuất hiện vào lúc tổng thống Ngô Đình Diệm giành trọn vẹn quyền điều khiển quân lực.
    Dương Tái Hưng nhíu mày, ngả lưng trên ghế, đăm chiêu. Căn phòng cổ kính dường như lặng lẽ hơn để cho chủ của nó suy tư.
    Các bài báo không hề có sơ hở dù nhỏ. Nguyễn Thành Luân đứng trên lập trường một người Quốc gia kháng chiến phân tích và đưa ra các nhận định, chủ trương. Anh ta nhắc khá nhiều đến quân đội Việt Minh – hoàn toàn trân trọng. Những bài của Nguyễn Thành Luân khác hẳn bọn Hoàng Quế Ngô - kẻ phản bội đang muốn tâng công với họ Ngô và nước Mỹ. Cũng khác bài của Tam Ích - gượng gạo trong cách lí giải hiện tượng mình vốn tự xưng là một người Marxism bây giờ lại trở cờ. Cũng khác bài của Tân Đức trên báo Nhân Loại hay Khải Minh trên báo Tiếng Chuông: rõ ràng Tân Đức và Khải Minh là những Việt Cộng lợi dụng báo chí hướng dẫn dư luận chống lại chế đội hiện thời ở miền Nam rất khéo léo, song không khó phát hiện.
    Nguyễn Thành Luân trước sau không phủ nhận quá khứ của bản thân, không chống Cộng, không đề cao và không dùng thủ thuật để công kích Ngô Đình Diệm và Mỹ. Anh ta không theo phương châm đã được Xứ ủy Cộng sản ở Nam Bộ chỉ đạo: tuyên truyền bí mật kết hợp với các hình thức hợp pháp và nửa hợp pháp. Anh ta viết với tâm huyết, có suy nghĩ và rất nghiêm chỉnh. Nghĩa là anh ta công khai nói điều anh ta ôm ấp.
    Nhưng tại sao anh ta đi sâu vào quân đội? Loạt bài của anh ta chỉ với một chủ đề: quân đội.
    Theo tin tức mà Dương Tái Hưng nắm được, tình hình ở Việt Nam Cộng hòa bước vào năm 1958 này đầy rẫy những sự kiện thôi thúc một đột biến. Dĩ nhiên, cái đột biến chỉ có thể do từ phía Cộng sản - đối thủ sau cùng của Ngô Đình Diệm, suốt mấy năm liền đấu tranh chính trị, bây giờ hình như bắt tay vào lau chùi vũ khí, nếu không phải tất cả thì cũng từng bộ phận ở từng nơi. Danh nghĩa các nhóm vũ trang khá linh tinh: nào trung đoàn Nguyễn Trung Trực, nào tiểu đoàn Hoàng Hoa Thám, nào đại đội Phan Đình Phùng... hoặc của Bình Xuyên, hoặc của Hòa Hảo, hoặc của Cao Đài... Danh nghĩa gì thì danh nghĩa, không ai trong giới tình báo không nhất trí: thực chất là Việt Cộng. Phải chăng Nguyễn Thành Luân nhìn thấy nguy cơ từ một năm trước mà nêu quân đội thành chủ đề để đánh động dư luận?
    Có tiếng gõ cửa nhẹ. Một cô gái lặng lẽ vào phòng, lặng lẽ leo lên đi văng sửa soạn mâm hút. Dương Tái Hưng rời ghế, ngả người xuống cạnh mâm, rít liền mấy điếu. Sau khi hớp ngụm trà đặc quánh, ông ta nằm lim dim. Cô gái khép cửa phòng, ra ngoài.
    Nguyễn Thành Luân viết báo cho ai đọc? Mấy liều thuốc thơm lừng giúp Dương Tái Hưng một lóe sáng. Không phải các bài báo của Nguyễn Thành Luân không có sơ hở. Có! Anh ta muốn người Mỹ hiểu quan điểm của anh ta. Anh ta cố tình làm như vậy. Chính con mụ Fanfani đã dịch các bài báo đó và đăng liên tục trên tờ Financial Affair. Xấp bài dịch mà Dương Tái Hưng có chính là sao lại trong Financial Affairs.
    Cần phải trao đổi với William Porter mới được. Con nhỏ Fanfani nhẹ dạ, vô tình làm tên dẫn đường đưa Nguyễn Thành Luân vào chính giới Mỹ, nhất là con nhỏ có thiên hướng ủng hộ Kennedy, người chắc chắn sẽ ra ứng cử Tổng thống thay mặt đảng Dân chủ năm 1960.
    Dương Tái Hưng nhỏm dậy. Ông ta nhấc điện thoại. Nhưng, cô gái hầu lại vào, lặng lẽ đặt lên bàn một phong bì. Ông ta xé phong bì. Thơ của Suần Quài vắn tắt giới thiệu một thư dài hơn, ký tên là đại diện của Trung ương Trung Cộng, Lâm Sử.
    Dương Tái Hưng mỉm cười. Điều mà ông ta ung dung chờ đợi đã tới. Và, đúng như ông ta dự đoán, Lâm Sử đề nghị được gặp ông ta. “... Ngài phụng sự cho ai, không có gì quan trọng. Chúng tôi nghĩ rằng, ngài là người Hoa, đó mới thực sự là quan trọng. Và, càng quan trọng hơn, nếu ngài có mối quan hệ nào đó với chính phủ Mỹ. Tại sao chúng ta không thể cùng nhau hợp tác giữ miền đất còn lại của Việt Nam này mãi mãi như Nam Cao Ly? Chúng ta có thể nói chuyện trên một căn bản mới: sự kiện Triều Tiên sẽ không bao giờ trở lại nữa, nước Mỹ trừng phạt tướng Mac Anthur còn chúng tôi, chúng tôi trừng phạt Bành Đức Hoài - cả hai đều không hiểu cái sâu xa trong chính sách của những người lãnh đạo hai nước chúng ta. Không có gì cấp bách hơn việc ngăn chặn Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Nếu ngài thống nhất với tôi tư tưởng chiến lược đó, cuộc gặp gỡ sẽ vô cùng bổ ích...” Lâm Sử viết như vậy.
    Dương Tái Hưng đọc xong thơ, thoải mái ngồi xuống, quay số điện thoại:
    - Hello, William. Where have you been this time old chap?... (1)
    
    Báo cáo của F. Rheinardt (gửi Tổng thống Mỹ)
    Tình hình Nam Việt Nam xoay chuyển theo khả năng nào, một phần quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng quyết định, liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ. Như tôi đã phân tích trong những trang trước, chính sách Nam Việt Nam của Tổng thống không thể không đặt trong chính sách Việt Nam, nói chung, đúng hơn, chính sách đối với toàn bán đảo Đông Dương sau khi người Pháp thua trận. Trung Cộng giành quyền ở Hoa lục, cuộc chiến tranh Triều Tiên buộc phải “hòa” và việc chống sùng bái cá nhân Staline của Kroutchev gây chia rẽ trong thế giới Cộng sản: những đồng minh của Mỹ ở Tây Âu hồi phục và đang tìm lối đi, trong đó thái độ của Pháp ngày một phức tạp hơn đối với chúng ta, các nước theo con đường dân tộc xã hội chủ nghĩa xướng xuất cái gọi là thuyết trung lập. Thế lực tán thành chúng ta chưa thể làm chủ ở Lào và ở Cambodia – nơi mà ảnh hưởng của Pháp chưa thể thực sự giảm sút bao nhiêu. Những phần tử cực hữu ở Vientiane khiến ông hoàng ôn hòa Phouma muốn bắt tay em ông ta là ông hoàng Cộng sản Shouphanouvong, cũng như những dấu hiệu đảo chánh ở Cambodia xô đẩy ông hoàng có tính khí bốc đồng Sihanouk rơi vào vòng tay Bắc Kinh.
    Tổng thống cần chọn một trong ba khả năng sau đây:
    1) Nam Việt Nam thành một thứ như Đài Loan, tồn tại song song với Bắc Việt Nam Cộng sản. Muốn vậy phải tính đến một nhóm cầm quyền đủ sức dựng dậy hàng chục triệu người sẵn sàng chấp nhận vĩ tuyến 17 như ranh giới quốc gia và đi đến giải pháp “bốn nước Đông Dương”.
    2) Nam Việt Nam sẽ thực hiện sứ mệnh thống nhất Việt Nam bằng vũ lực và như vậy, phải tính đến một nhóm cầm quyền năng động và phải đẩy cả Phouma và Sihanouk càng xa càng tốt, không loại trừ phương pháp đảo chính. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ phải sẵn sàng ngăn cản một sự can thiệp của Trung Cộng với Nga Sô. Nói cho cùng, khả năng này chưa thể xảy ra vì trước mắt lực lượng chủ yếu là Nam Việt chưa đủ mạnh, nhưng nó đòi hỏi sự sửa soạn cấp bách bởi không loại trừ chính Cộng sản phát động chiến tranh du kích ngay trong nhiệm kỳ Tổng thống.
    3) Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam nhích lại gần nhau trong một liên bang mà mỗi miền giữ quyền tự trị rộng rãi. Thế hoãn xung này có thể là rất mong manh song là giải pháp ít tồi tệ nhất, trong khi chúng ta chờ đợi một sự chín mùi hơn ở nội tình Việt Nam và tình hình toàn khu vực. Dù chọn khả năng nào, tồn tại của nước Mỹ tại Đông Nam Á buộc Tổng thống phải tính đến những con người thể hiện được chính sách của Mỹ. Việt Nam là nơi mà đầu óc dân tộc chủ nghĩa cực đoan, hậu quả của hàng chục thế kỷ bị người Trung Hoa đô hộ và tự họ đã kết thúc những lần thống trị đó, không nhờ vả ai cả. Ông Ngô Đình Diệm dù sao cũng là người của giai đoạn, hoặc chúng ta phải chia tay với ông ta, hoặc ông ta phải chia tay với chúng ta, hoặc Việt Cộng loại ông ta, hoặc ông ta và Việt Cộng loại chúng ta, trước khi họ loại nhau. Thật bối rối cho nước Mỹ nếu cuối cùng rồi rơi vào tình thế khó xử như ở Philippines. Cái chết vì “tai nạn máy bay” của tổng thống Magsaysay được đón nhận ở các đồng minh chúng ta với bao nhiêu nghi kỵ, thậm chí cay đắng. Tương lai không hứa hẹn cho chúng ta ở Đại Hàn với Rhee Syngman, ở Thái Lan với Phibul Songgram - cả hai đều cứng đầu và đầy tham vọng.
    Sau Ngô Đình Diệm, hoăc song song với Ngô Đình Diệm là ai?Sự chủ động bao giờ cũng chỉ có lợi. Tôi đã trao đổi với viên đại sứ Elbridge Durbrow. Tất nhiên tiếng nói có thẩm quyền nhất trong lĩnh vực này phải là người đứng đầu trong cơ quan tình báo Mỹ, ngày Allen Welsh Dulless khả kính…
    
    Bài báo ngày 11-10-58 trên tờ Financial Affairss của Helen Fanfani.
    Bằng lăng kính toàn cảnh và đứng từ thành phố Sài Gòn, người ta thấy điều gì trong một năm biến động ở Việt Nam, từ sau sự kiện ở Buôn Mê Thuột? Có thể chỉ là một tai nạn như bao tai nạn máy bay xảy ra ở đảo Cébu, cướp mất tổng thống Marcsaysay, người hùng của Phlippines. Nhưng dư luận tự hỏi: Cuộc đảo chính ở Thái Lan mà mục tiêu là hạ bệ một người hùng khác thủ tướng Phibul Songgram. Phải chăng cũng là ngẫu nhiên?
    Đó là lý do mà tổng thống Ngô Đình Diệm, trong tháng 5, sang Hoa Kỳ. Ông Diệm muốn đích thân được nghe tổng thống Mỹ nói rằng phát súng trên vùng cao nguyên không có bất kỳ dính líu nào đến nhà cầm quyền Mỹ. Ông mãn nguyện, ít nhất cũng trên những tuyên bố chính thức. Chưa ai biết hai nguyên thủ quốc gia nói với nhau những gì. Tuy nhiên, nếu bài diễn văn ngắn chuẩn bị đọc tại sân bay khi ông Diệm đặt chân đến nước Mỹ lời lẽ khô khan, thì tại cuộc họp Quốc hội Mỹ, bài diễn văn của ông tràn ngập tính từ đẹp, nồng nhiệt. Bức ảnh chụp trên thềm Nhà Trắng sau buổi hội đàm thật ngụ ý: hai Tổng thống nắm tay nhau đưa cao - họ muốn phân bua với Chúa Trời và, riêng ông Diệm, ông cố nhón gót để không quá thấp bên cạnh tướng Esheinhower đồ sộ.
    Ông Diệm lưu lại nước Mỹ hai tuần lễ, điều hơi khác thường với phép ngoại giao. Ông dự tất cả 42 lần tiếp xúc, không kể hai lần với Tổng thống Mỹ, ba lần với phó Tổng thống Nixon cũng ba lần với ngoại trưởng Foster Dulles… Đấy là theo tin được công bố. Ông gặp chủ tịch đảng Dân chủ và Thượng nghị sĩ Kennedy. Sự phòng xa vốn là bản tính của người châu Á. Ông Diệm tính trước có thể ông sẽ cầm quyền dưới nhiệm kỳ của những người đang không cần tiết kiệm từ ngữ chỉ trích ông và cô em dâu ông.
    Nhưng, ở Sài Gòn, các ông Phan Quang Đán, Nghiêm Xuân Thiện và Hoàng Cơ Thụy - một bác sỹ, một nhà báo và một luật sư – hình như thuộc ba khuynh hướng chính trị rất khác nhau bỗng cùng ra chung một tuyên bố thành lập “nhóm Dân chủ”. Tất nhiên chẳng khó khăn gì mà không đoán ra “nhóm Dân chủ” nội hóa này rao hàng với đảng Dân chủ Mỹ.
    Ông Diệm không chỉ đi Mỹ, ông dùng 10 ngày để viếng thăm Úc, một nước kỹ nghệ lớn thuộc khối Anh, thăm Thái Lan, Nam Hàn, nhất là thăm Ấn Độ. Hội nghị kế hoạch Colombo họp tại Sài Gòn. Ngày quốc khánh Nam Việt Nam 26-10, có mặt thái tử Maroco, ông Maulay Abdullas Hassan. Dù sao ông Diệm vẫn muốn thực sự yên tâm. Những chuyến công du liên miên và những buổi tiếp xúc mở rộng đó được giới ngoại giao gọi là “những hoạt động mạo hiểm”.
    Người ta hiểu rằng sự nghi kỵ chưa phải đã xóa sạch. Người Mỹ chắc chắn đã nhún vai trong việc sập cây cầu đi vào hội chợ Thị Nghè, coi như biểu tượng của sự thiếu vững chắc của chế độ ông Diệm. Chính phủ Sài Gòn vẫn có thể tặc lưỡi - họ không quen nhún vai – khi vệ tinh Spoutnik của Nga, lần đầu tiên một sản phẩm của con người vượt khỏi khí quyển, phát tín hiệu quanh trái đất giữa lúc Mỹ chưa thể làm được cái gì tương tự ngay cả sau ngày Noel mong đợi.
    ---
    (1) Alô, William. Ông bạn ở đâu?
    

Xem Tiếp Chương 2Xem Tiếp Chương 13 (Kết Thúc)
Ván Bài Lật Ngửa ( Phần IV )
  » Đang Xem Chương 1
  » Xem Tiếp Chương 2
  » Xem Tiếp Chương 3
  » Xem Tiếp Chương 4
  » Xem Tiếp Chương 5
  » Xem Tiếp Chương 6
  » Xem Tiếp Chương 7
  » Xem Tiếp Chương 8
  » Xem Tiếp Chương 9
  » Xem Tiếp Chương 10
  » Xem Tiếp Chương 11
  » Xem Tiếp Chương 12
  » Xem Tiếp Chương 13
 
Những Truyện Dài Khác
» Liêu Trai Chí Dị
» Pie Đệ Nhất
» Thiên Thần Và Ác Quỷ
» Tuyết Bỏng
» Cuộc Đời Của Pi ( Phần II )
» Mao: The Unknown Story
» Con Lừa Và Tôi
» Trái Tim Không Cần Lý Lẽ
» Tình Ca Giáo Viên Miền Núi
» Cuốn Sổ Lớn
» Chuyện Tình New York
» Những Kẻ Điên Rồ Phải Chết
» Đau Thương Đến Chết ( Phần I )
» Hai Chị Em
» Giữa Cơn Gió Lốc
» Chỉ Một Lần Yêu