Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Trừ Nạn Cho Vay Nặng Lãi, Lại Nảy Ra Nạn Bán Rẻ Tác Giả: Ngô Tất Tố    
    Muốn trừ nạn cho vay nặng lãi, chính phủ định ra các điều kiện nghiêm ngặt để hạn chế các chủ nợ. Các chủ nợ ngày nay không dùng tiền để đặt lãi được, xoay ra mua rẻ sản nghiệp của kẻ cần tiền, thì lại càng nguy khốn hơn nữa. Trước kia, số tiền lãi 5 phân hay 10 phân, còn có hạn, con nhà công nợ tuy phải nhắm mắt mà vay, nhưng còn há vọng có món nọ đập món kia, hoặc tới hạn dù không trả được gốc thì cố lo lấy tiền lãi, khất lại để giữ lấy ruộng đất mà làm ăn. Cùng ra, không trả được, chủ nợ muốn tịch biên gia sản, còn phải trước bạ văn tự, thưa tòa án, xin bán đấu giá, còn bị nhiều khoản phí tổn. Nay họ viện lẽ nhà nước cấm cho vay, không chịu cho người cần tiền cầm ruộng đất, phải bắt viết văn tự bán đứt, hạn chuộc lại, chỉ ước hẹn với nhau bằng miệng mà thôi; đã thế, quá mười đồng thì chỉ bán được hai ba thôi và tính gốc lãi tới ngày giao hẹn viết bằng văn tự. Tới hạn, không trả được thì văn tự ấy chỉ cần trước bạ sang tên thôi.
    Kỳ trả nợ của dân quê tức là sau vụ gặt bán thóc để chuộc ruộng thì lại bị kẻ trung gian, kẻ đầu cơ bắt chẹt lần nữa! Ruộng đất đã bán rồi, chẳng lẽ ngồi không nhịn đói, vì dân quê, ngoài việc cày cuốc ra chẳng còn nghề nghiệp gì làm kế sinh nhai cả, bất đắc dĩ lại phải đem đầu tới chủ ruộng xin làm giấy lĩnh canh, vì chỉ có những kẻ lĩnh canh mới có há vọng vay mượn khi túng bấn. Mùa mất, chiêm hỏng, mặc mình chủ ruộng cứ chiếu số thóc ghi trong giấy bắt phải nộp. Nếu số thóc còn thiếu ít nhiều thì chủ ruộng, tuy lại cho chịu, nhưng bắt phải giấy nhận lĩnh số thóc ấy làm lương ăn mà chủ ruộng cấp cho, chờ vụ lúa sau sẽ nộp trả, nếu không có trả thì xin chịu tội lừa đảo. Vụ lúa sau, cố nhiên cũng không trả được, vì số lương ăn viết nhận trong giấy chỉ là nợ, muốn có ăn, tất phải vay nữa. Muốn tránh cái tội lừa đảo chủ ruộng bắt làm giấy gán người, người đàn ông mạnh khỏe cày bừa được thì mười hai đồng một năm, người đàn bà cấy hái được thì tám đồng, trẻ con từ 15 tuổi trở lên 4 đồng, ở làm trừ khi hết nợ, trái chủ xé văn tự cho về; bỏ trốn đi, thì cái tội lừa đảo kia còn ở trong tay chủ nợ. Cái sản nghiệp của người dân quê đã mỏng manh, cho nên từ anh hữu sản đến anh vô sản, từ anh vô sản tới anh can án, từ anh can án tới anh trộm cướp, những cái "giai cấp" không cách xa nhau mấy nỗi.

Kết Thúc (END)
Ngô Tất Tố
» Tắt Đèn
» Lều Chõng
» Trong Rừng Nho
» Một Việc Ăn Vạ
» Họ Vẫn Ăn Vào Cái Xác Chết
» Người Có Danh Vọng Trong Làng
» Bà Già Kén Chồng
» Té Ra Ông Bùi Tiến M.... Trúng Số Không Vì Vận Đỏ
» Con Cháu Khôn Hơn Ông Vải
» Nguyễn Khắc Nương Và Bà Bé Tý
» Con Gà Thờ
» Nghệ Thuật Băm Thịt Gà
» Cô Tây Hoẻn
» Món Nợ Chung Thân
» Chủ Nghĩa " Tự Do Luyến Ái "
» Xâu Lòng Thờ
» Một Chiếc Lăm Lợn
» Miếng Thịt Giỗ Hậu
» Cứ Để Cho Nó Chết
» Giết Người Lấy Của
» Cụ Lang Bần
» Họ Lại Kiếm Ăn Vào Nắm Xương Khô
» Đẻ Chậm Mất Vài Nghìn Năm
» Bắc Ninh Cầu Cứu
» Việc Tuần Phòng Ở Các Làng