Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Con Cháu Khôn Hơn Ông Vải Tác Giả: Ngô Tất Tố    
    Tôi muốn nói hai ông Khổng Đức Chương và Mạnh Khánh Đường, nhân vật hiện thời của nước Tàu. Đức Chương là cháu bảy mươi đời cụ Khổng, ai cũng biết rồi. Còn Khánh Đường bây giờ mới được nhắc tới, tuy chưa có tin nói đích ông đó là con cháu cụ Mạnh, nhưng ông ta đã họ Mạnh, lại ở huyện Châu là quê cụ Mạnh và làm thủ từ đền Y thánh là chỗ thờ cúng cụ Mạnh thì chắc là con cháu cụ ấy không sai. Cả hai ông ấy hồi này đều được người Nhật biệt đãi. Năm ngoái, khi lấy trôi mấy tỉnh Hoa Bắc, những nhà đương cục bên Nhật muốn lập cho vùng đó một cái chính phủ, họ đã đến tận Khúc Phụ (quê cụ Khổng) cố rước Đức Chương sang Bắc Bình để mần vua.
    Mới rồi, khi một đạo quân Nhật kéo đến huyện Châu, viên tướng chỉ huy đạo quân ấy cũng đến tận đền Y Thánh xin vào ra mắt Khánh Đường, hòng nói năm ba câu chuyện, chắc cũng định dựng cho ông ta một chức gì đó. Nếu như theo đúng "đạo thống" tổ truyền, thì hai ông Khổng con Mạnh con, tất nhiên phải hoan nghênh người Nhật chẳng mần vua thì mần quan, chẳng giữ chức lớn thì giữ chức nhỏ. Nhưng mà không:
    Đức Chương thì viết thư từ chối người Nhật, còn Khánh Đường thì một mực khăng khăng, thà chết không chịu tiếp kiến tướng Nhật. Thật là con cháu khôn hơn ông vải! Cụ Khổng, cụ Mạnh ngày xưa đâu có khó tính như vậy? Hai cụ ấy tuy đẻ cách nhau hơn một trăm năm, nhưng là thày trò với nhau, thày trò bằng lối cách bức, và cái "đạo" của các cụ, nhiều chỗ giống nhau như tạc, nhất là hai cái chủ nghĩa: hành đạo và tùy thời. Hành đạo, nói một cách nôm na, tức là làm quan, làm quan để thực hành đạo giáo của mình. Mà tùy thời? Cắt nghĩa một cách không cho ai hiểu, thì là... tùy thời (!) Khổng Tử sính làm quan lắm. Cứ như Trang Tử đã nói thì chính mình cụ đã đem "đạo" đi rao với 72 ông vua, dấu ngựa, bụi xe của ngài khắp cả các nước, rút lại vẫn không đắt hàng. Cùng quá, đến nỗi hai anh tướng giặc nước Lỗ, cái "nước cha mẹ" của ngài, trong khi chiếm đất làm loạn, muốn mời ngài đến giúp việc, ngài cũng định đi với họ. Đó là một nghĩa tùy thời.
    Mạnh Tử cũng vậy. Tuy không "bệ kiến" nhiều vua như cụ Khổng, nhưng với vài chục cỗ xe đi trước vài chục đầy tớ đi sau, cụ này đã ăn khắp lượt mấy nước chư hầu và đã yết kiến vua Tuyên nước Tề, vua Huệ nước Lương, cho đến vua Văn nước Đằng, một nước giật gấu vá vai mới được năm chục dặm đất, cũng có dịp được gặp cụ nữa. Cầu quyền với các vua ấy như thế, không phải cụ ấy có thiết gì danh vị, chỉ cốt làm quan để thực hành cái "đạo" của mình. Đó là cụ cũng tùy thời như cụ Khổng vậy. Ấy đó, hai cụ tùy thời một cách dễ dãi như vậy, mà sao lại sinh ra hai ông cháu khó tính thế kia?

Kết Thúc (END)
Ngô Tất Tố
» Tắt Đèn
» Lều Chõng
» Trong Rừng Nho
» Một Việc Ăn Vạ
» Người Có Danh Vọng Trong Làng
» Họ Vẫn Ăn Vào Cái Xác Chết
» Té Ra Ông Bùi Tiến M.... Trúng Số Không Vì Vận Đỏ
» Bà Già Kén Chồng
» Nguyễn Khắc Nương Và Bà Bé Tý
» Con Cháu Khôn Hơn Ông Vải
» Cô Tây Hoẻn
» Chủ Nghĩa " Tự Do Luyến Ái "
» Cứ Để Cho Nó Chết
» Miếng Thịt Giỗ Hậu
» Xâu Lòng Thờ
» Giết Người Lấy Của
» Món Nợ Chung Thân
» Con Gà Thờ
» Nghệ Thuật Băm Thịt Gà
» Cụ Lang Bần
» Đẻ Chậm Mất Vài Nghìn Năm
» Bắc Ninh Cầu Cứu
» Một Chiếc Lăm Lợn
» Việc Tuần Phòng Ở Các Làng
» Họ Lại Kiếm Ăn Vào Nắm Xương Khô