Một già làng kể:
Năm đó, ông có chuyến lên Cà Lố vùng núi cao để tìm loại gỗ sao làm cột buồm. Lúc trở về, ông mang theo một con chó con, ông đặt tên là Vện. Con Vện, ông xin của một già làng núi. Lúc đưa con Vện đi, già làng dặn, chó ở núi mà được vện rằng là quí lắm, nó đánh hơi rất thính.
Trên đường về làng, ông để con Vện trong túi đeo bên hông. Đến khúc núi nào, nghe con Vện khịt khịt mũi hai tiếng thì ngay sau đó xuất hiện một bầy chồn, bầy sóc. Đến đoạn rừng khác, con Vện khịt mũi liên hồi là phải đề phòng thú dữ. Nhờ dặn trước nên ông biết cách tránh lúc đi đường.
Về đến nhà, ông tìm một chỗ dưới gầm ván cho con Vện nằm. Điều lạ, vừa bước chân vào làng, con Vện hắt hơi dữ lắm. Đến khi vô là nó ngửi, rồi sủa thành tiếng. Có vật nó sủa một tiếng; Có vật nó sủa hai tiếng, ba tiếng. Cũng có vật nó sủa đến chín mười tiếng. Cách mấy ngày sau, ông đem những vật đó ra để thử Vện, quả nhiên vật gì trước đây nó sủa bao nhiêu tiếng thì giờ nó cũng sủa y như vậy.
Một sáng thức dậy, cả nhà không thấy Vện đâu. Tìm khắp nơi đều không thấy. Lúc đầu ai cũng thương tiếc nó, nhưng lâu dần cũng quên đi. Sau bốn tháng. Một hôm ông ra cồn, vào bụi dứa gai để chặt rễ làm dây buộc neo, bỗng thấy con Vệ nằm trong ổ với mấy con rái cá. Vừa thấy ông, con Vện vẫy đuôi mừng, quấn lấy ông, rồi chạy theo một mạch xuống mé biển.
Con Vện bơi ra biển vùng vẫy, rồi chạy thẳng vào ổ rái cá. Nó hít ngửi từng con rái cá rồi sủa ăng ẳng để từ giả nơi nó đã sống bốn tháng qua. Con Vện ngữi đường đi trước, ông đi sau về đến nhà. Từ ấy thuyền của ông ra biển đều có Vện đi theo. Trên thuyền bao giờ con Vện cũng ngồi trước mũi, mõm ngóng về phía trước ngửi bắt hơi.
Chuyến ra biển thứ nhất của nó, con Vên nhìn về phía trước sủa hai tiếng một. Luồng cá ấy đoàn thuyền làng đánh trúng to. Chuyến thứ hai ra biển, con Vện sủa ba tiếng, đoàn thuyền đánh trúng mẻ cá nục đầy ắp.
Chuyến thứ ba, thứ tư, con Vện lúc sủa ở phía trước mũi, lúc sủa ở hai bên mạn cứ năm tiếng một, đoàn thuyền thu được luồng cá trích, luồng cá hồng. Tứ đấy con Vện trở thành điềm báo từng luồng cá, mùa cá cho các đoàn thuyền làng Cọp Râu Trắng.
Năm ấy sắp động biển, thuyền làng ra biểm làm chuyền cá vét cuối vụ. Con Vện vẫn theo đoàn thuyền ra khơi. Nó ngồi trước mũi để bắt hướng cá. Thuyền giặng lưới theo hình vòng cung. Lúc kéo lưới lên tay người nào cũng thấy nặng.
Con Vện sủa từng tiếng một. Đoán là bầy đú (rùa biển) níu lưới ở dưới đát, ông lao xuống biển để gỡ lưới. Giữa lúc mọi người nhìn theo già làng, thì con Vện chạy bươn về phía lái sủa liên hồi. Biết có chuyện không lành, mọi người quay lại thấy một con cá mập từ xa phóng tới chỗ già làng đang lặn.
Ai cũng thấy mạng sống của già làng chỉ còn trong gang tấc. Bỗng nhiên một tiếng "ùm", nước văng lên sạp thuyền. Con Vện đã ở trước mũi và bơi vòng để nhử con cá mập đuổi theo mình. Nó vừa bơi vừa sủa làm con cá mập phóng chậm lại. Nhờ thế, mà già làng kịp bơi đến thuyền.
Lúc này ở dưới biển, con mập đã xáp tới. Con Vện vừa sủa vừa quầng với con mập. Máu con Vện loang đỏ càng làm cho con mập say mồi. Tiếng con Vện yếu dần, chiếc thuyền cũng vừa bơi tới. Nhưng không kịp nửa rồi... Con Vện được mọi người kéo lên, con mập vẫn còn chờn vờn bên mạn thuyền.
Con Vện nằm trên sạp, hai chân sau cụt mất. Mắt nó nhìn già làng, rên ư ử. Già làng ngồi phục xuống, hai tay ôm lấy Vện gọi to thê thiết:
- Vện ơi, Vện cứu sống ta, ta chịu ơn Vện suốt đời.
Hai mắt Vện chớp chớp lần cuối rồi nó thả một hơi thở nhẹ. Tiếng già làng và mọi người khóc trong tiếng biển trở động.
Con Vện được làng chôn dưới gốc cây cốc. Một chiếc bình vôi trong đó có nằm lông Vện. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện Vện, ông già làng chủ của Vện nói:
- Con Vện có tình, có nghĩa và hào hùng của tôi. Tôi sống được đến đâu chịu ơn Vện đến đó...
Kết Thúc (END) |
|
|