Ngôi Nhà Xác Tuyết mỗi lúc mỗi đổ xuống như muốn dập vùi vạn vật, cả ngàn dặm mênh mông trắng xoá một màu…
Từ phía ngoàøi thành Khai Phong, hai bóng ngựa lướt bay trong mưa tuyết…
Con ngựa dẫn đầu chở một gã thiếu niên, mình mặc áo choàng da thú, hai bàn tay đút vào túi áo nhưng dáng chừng khôg có vẻ gì lạnh lắm.
Con ngựa được dắt theo sau trên lưng nằm vắt ngang một cái thây người. Hai tay và hai chân của cái thây đong đưa theo nhịp bước của ngựa, quặt quà quặt quại.
Hai con ngựa đều là laọi tuấn mã nhưng gã thiếu niên, trái lại, là một gã con trai lem luốc u xù…
Gã hơi cúi mặt xuống, chiếc nón rộng vành cụp mí, gã thúc ngựa đi chầm chậm giữa cơn mưa tuyết dập dồn, y như kẻ nhàn nhã dong ngựa dạo chơi. Gã không ngẩng lên nhưng ngựa vẫn nhằm thẳng con đường trước mặt dẫn ngay vào một trang viện đồ sộ nguy nga…
Hàng hàng lớp lớp những dãy nhà ngang dọc trang viện vượt hẳn lên giữa vùng tuyết trắng mênh mông.
Cửa cổng đi vào mở hoác, không một vết tích di động ý chừng năm này tháng khác không đóng lại một lần nào.
Bên trong, dãy hành lang dài thăm thẳm, hai bên đường dán đầy những cáo thị, lớp mới lớp cũ chồng mí lên nhau. Có tấm bị gió lâu ngày tróc góc phất phơ, nét chữ lờ mờ không rõ có tấm như mực vừa ráo, hồ dán hãy còn mềm.
Nhưng tuyệt nhiên, ãy hành lang trống lạnh, không một bóng người thấp thoáng.
Xế vào bên trong được chắn bằng một tấm rèm tuyết bám lấm tấm và ở xéo bên góc trái, một gian phòng khá rộng. Điều kinh lạ hơn hết là gian phòng rộng đó không bày xếp một vật gì, chỉ đặt hơn mươi cỗ quan tài, có cái đã đậy nắp, có cái chưa, y như hãy còn đợi người mang thây tới liệm.
Gần cửa ra vào, hai người mặc áo đen lấy quan tài làm bà, đang ngồi đối ẩm. Xích vào bên phải có ba người khác, hai người ngồi đối diện nhưng nét mặt lạnh như tiền, không thấy ai nhếch mép, người thứ ba là một gã cụt tay, và thay vào chỗ cụt đó là một chiếc móc sắt, trông chừng nặng cả mấy mươi cân.
Đứng ngoài xa, thấy cái móc giáng xuống, ai cũng có thể nghĩ rằng nắp quan tài nếu không vỡ ra thì ít nhất cũng thủng một lỗ lớn, không ngờ chỉ thấy bay lên một hạt đậu phộng rang, và kỳ diệu hơn nữa là chiếc đĩa đựng đậu để trên nắp quan tài không hề lay động.
Hai người ngồi bên kia, chén rượu không ngừng và người ngồi bên phải, cứ mỗi lần nốc cạn một chén rượu lại cong lưng ho sặc sụa. Nhưng vừa dứt cơn ho, một chén khác lại cạn theo, hình như uống rượu và ho là công việc thường xuyên không thể thiếu của lão.
Phía bên trái của phòng này là cửa trống đi vào đại sảnh. Đó là một phòng khách rộng thênh thang, bày nhiều chiếc bàn dài. Trên bàn rượu thịt ê hề, nhưng lạ làm sao, mỗi bàn chỉ có một người ngồi, lại ngồi ngay ở đầu bàn, in hình là họ không chịu ngồi chung và ngồi dưới ai cả.
Số bảy người này, không ai quá hơn ba mươi mốt ba mươi hai tuổi, nhưng bằng vào dáng cách, khí phách của họ không phải là nhỏ. Trong ánh mắt của họ, chừng như chẳng có một ai.
Nhìn không khí chung, những người này in hình rất quen nhau mà cũng in hình thật xa lạ, thái độ của họ rất kỳ dị …
Qua khỏi đại sảnh, lại thêm một dãy hành lang dẫn tới gian phòng khác, hình như là ngôi nhà chính nhưng bên trong im lặng như tờ.
Giữa phòng, dưới ánh sáng của ngọn bạch lạp lờ mờ, có ba lão già tóc hoa râm, một người như sáp vàng, hình vóc ốm yếu, ngồi dựa trên chiếc phản hình như bị bệnh lâu ngày.
Người thứ hai mặt trắng, dáng điệu ung dung, dưới đôi mày xếch khỏi thái dương là đôi mắt long lanh như ngọc, hai bàn tay trắng muốt, chứng tỏ rất rạng rỡ một thời trong tuổi hoa niên.
Người thứ ba râu tóc dựng lên chơm chởm như cước, đôi mắt lồ lộ tựa ốc nhồi, hai vạt áo mở phanh bày lông ngực xồm xoàm, y như không bao giờ biết cái lạnh giữa trời mưa tuyết.
Cả ba người ngồi quây bên chiếc phản, kế bên là một chiếc bàn nhỏ, trên đó, nhiều mảnh giấy xếp mở la liệt, và kế bên màn là nhiều sợi thắt lưng đủ màu sắc, cũ mới khác nhau.
Người có râu quai nón mắt ốc nhồi đang rút trong một sợi thắt lưng lấy ra một cuốn sách nhỏ, trao cho người mặt áo trắng, người này coi theo đó kéo ra một tờ giấy lớn.
Cả ba người lặng lẽ làm việc, sắc mặt trầm trầm…
Qua một lúc lâu, người mặt trắng chợt thở dài:
- Bao nhiêu năm tâm huyết, sức lực hàng trăm người đổ ra, số tìm được cũng chỉ có bấy nhiêu…
Người mặt vàng như bệnh hé một nụ cười thật mỏng:
- Cái đã được cũng không phải là ít đâu… Nếu chúng ta bền chí thì kết quả nhất định sẽ có ngày !
Người có râu quai nón đập tay xuống mặt bàn:
- Có gì mà đại ca với nhị ca lo lắng như thế? Chẵng lẽ nó nuôi sống chúng ta được à?
Giọng nói của ông ta tỏ vẻ bất phục nhưng người mặt vàng vẫn mỉm cười:
- Trong vòng mười năm nay, bảy cao thủ uy danh trội nhất đều có mặt ở đây, họ đang chờ đợi nơi đại sảnh, nếu họ đồng lòng hợp sức thì chuyện này ít nhiều hy vọng thành công…. Chỉ lo sợ họ là những người đã thành danh, ai cũng không chịu nhường ai thì rất khó mà chung sức.
Khung cảnh bên trong trang viện im lìm diễn tiến, bên ngòi gã thiếu niên dẫn ngựa chở thây người cứ chầm chậm đi vào.
Tới sát cổng, gã nhảy xuống cặp lấy chiếc thây người lững thững đi vào, bỏ lõng hai con ngựa đứng bên ngoài.
Bước lên bực thềm, gã đưa tay hếch nhẹ chiếc nón ra sau, khuôn mặt lộ hẳn ra rạng rỡ. Thật là tương phản, con người gã xốc xếch lem nhem bao nhiêu thì khuôn mặt gã khôi ngô tuấn tú bấy nhiêu. Sắc diện gã, gần như lạnh nhạt, nhưng vành môi tuy không hé mở, mà luôn luôn phảng phất một nụ cười tươi.
Gã vừ đi vừa khẽ liếc lên bức tường dán đầy cáo thị. Đó là những tờ cam kết trọng thưởng ai giết được người trong cáo thị ghi tên. Lẽ tự nhiên, toàn là những tên gian ác trong Hắc đạo giang hồ.
Bên dưới những cáo thị ấy không thấy đóng dấu ký tên như những cáo thị ở nha môn, mà chỉ đề vẻn vẹn bốn chữ “Nhân nghĩa trang chủ”.
Tia mắt gã thiếu niên dừng lại trên tờ cáo thị mà dấu mực đã nhiều chỗ phai màu, bên trên ghi:
- “Lai Thu Hoàng, ba mươi bảy tuổi phái Không Động, chuyên sử dụng cặp roi. Trong người luôn mang một túi gồm bảy mươi ba mũi “Tán môn đinh” một trong mười tám loại ám khí lợi hại của võ lâm hiện nay. Con người này mưu trí rất hiểm độc, tính dâm ác, trong vòng bảy năm nay, mỗi năm ít nhất cũng tạo một thảm án. Bất cứ ai bắt sống được hay giết chết, sẽ được thưởng năm trăm lạng bạc.”
Gã thiếu niên đưa tay gỡ tờ cáo thị và đi thẳng vào trong.
Có lẽ đi đến đây nhiều bận, gã thiếu niên cử động rất quen thuộc, và hai người áo đen ngồi gần quan tài vừa liếc thấy gã vội đứng lên…
Buông chiếc thây người rơi xuống, gã thiếu niên khẽ vặn mình cho thoải mái và xoè ngửa bàn tay…
Người cụt tay đứng dậy cặp lấy chiếc thây đi thẳng ra hậu viện. Một người còn lại rót chén rượu trao qua, gã thiếu niên ngữa cổ uống cạn. Không ai nói với ai một tiếng. Họ làm việc y như những người câm.
Tới trước mặt ba lão già, người cụt tay ném chiếc thây xuống đất.
Lão già mặt trắng khom mình xuống lật mặt chiếc thây:
- A ! Lai Thu Hoàng !
Lão có râu quai nón đứng dậy vỗ tay:
- Ha ha… “Tam Thủ Lang” rồi cũng chết. Rõ là trời có mắt ! Ừ ! Mà ai giết được hắn thế nhỉ?
Gã cụt tay bây giờ mới mở miệng:
- Người ta giết !
Lão râu quai nón nheo nheo mắt:
- Ai không biết người? Không lẽ là ma quỉ giết hắn à? Con bò gàn nói thêm một tiếng nữa rồi chết dịch hay sao mà sợ thế?
Lão chưa nói dứt, chiếc móc sắt từ cánh tay cụt đã quất ngang…
Như một luồng gió quạt ngang, lão râu quai nón hết hồn nhảy tránh…
Gã cụt tay vẫn đứng yên một chỗ, lão già mặt vàng lật đật kêu lên:
- Tam đệ không biết tính tình Lãnh Tam sao mà ghẹo hắn làm chi vậy? Đừng có mắng hắn !
Lão râu quai nón nheo nheo mắt nhìn Lãnh Tam và cất giọng cười khì khì…
Mặt Lãnh Tam vẫn lạnh như đồng và bàn tay còn nguyên vẹn chìa ra trước mặt:
- Năm trăm lượng !
Lão râu quai nón xôm tới:
- Nhưng nói rõ coi ai giết đã chứ !
Lão mặt trắng ngắt lời:
- Hỏi làm gì? Trông cái chết của Lai Thu Hoàng đã biết ngay là gã thiếu niên kỳ dị ấy chứ còn ai vào đây nữa.
Lão mặt vàng nhướng mắt:
- Ai?
Không biết tên, mà từ trước tới nay cũng không nghe ai nói gặp hắn đi lại trên giang hồ. Không một ai biết được võ công của hắn cao hay thấp, trong vòng năm nay chỉ mình hắn giết luôn bảy người, bảy người này chúng ta cáo thị đã lâu nhưng chưa ai giết được, và võ công của họ khá cao. Không biết gã thiếu niên này giết họ bằng cách nào? …
Lão mặt vàng cau mày:
- Thế thì hắn đến bảy lần rồi. Tại sao nhị đệ không tìm hiểu?
Lão mặt trắng lắc đầu:
- Mỗi bận đến đây, hắn không nói một lời, hỏi thămtính danh hắn không hồi đáp, chỉ lắc đầu cười cười và bỏ đi ra !
Lão râu quai nón bật cười:
- Tính khí hắn giống Lãnh Tam in hệt. Chỉ hơi khác là còn có chút cười chứ không như Lãnh Tam, một con gà chết!
Lãnh Tam quắc mắt, lão râu quai nón cười khịt khịt, thối lui. Lão mặt vàng bật cười hỏi tiếp:
- Ban nãy căn cứ vào đâu mà nhị đệ biết là hắn?
Lão mặt trắng chỉ tay về thây Lai Thu Hoàng:
- Những kẻ bị hắn giết, trên sắc mặt y như là còn phảng phất nụ cười kỳ dị. Tiểu đệ xem xét thật kỹ, rốt cuộc vẫn không làm sao biết được hắn đã dùng thủ pháp chi!
Lão mặt vàng cúi mặt suy nghĩ, lão râu quai nón cũng trố mắt ngẩn ngơ …
Lãnh Tam lại xoè tay:
- Năm trăm lượng !
Lão râu quai nón sặc cười:
- Bạc có trao thì cũng của người ta, chuyện chi mà gấp dữ vậy?
Lãnh Tam lại quắc mắt, nhưng lão mặt vàng đã nói:
- Lai lịch của gã thiếu niên này có lẽ rất nhiều bí ẩn, cứ mời hắn họp m8ạt bữa nay đi, nhất định sẽ có lợi…, Lãnh Tam, ngươi trở ra mời hắn nhập tiệc.
Lãnh Tam vẫn đứng sững, xoè tay:
- Năm trăm lượng!
Lão mặt vàng bật cười:
- Cái tật thật là kỳ cục mà cũng thật dễ thương, một là một, hai là hai, nói như đinh đóng cột. Nhị đệ trao tiền cho hắn đi, nhớ đưa tiền và giữ người ta lại nghe !
Lãnh Tam đón lấy tiền, không nói một lời, quay đầu đi thẳng.
Lão râu quai nón nhìn theo, toét miệng cười:
- Tớ gì mà còn dữ hơn chủ, thật là ít có !
Lão mặt vàng gật đầu:
- Bằng vào võ công của anh em hắn, nếu chúng mình không phải là thâm giao với cha hắn thì hắn đâu dễ chịu làm môn hạ của mình ! Tam đệ đừng nên xem hắn là hạng tôi tớ trong nhà mà không nên.
Lão râu quai nón cười:
- Đùa thế thôi, chứ ai xem hắn là tôi tớ bao giờ !
Lão mặt trắng cười nói với người anh cả:
- Đại ca bảo tam đệ nói năng thận trọng lễ phép còn khó hơn là bảo Lãnh Tam mở miệng!
Một tay kẹp lấy thi thể của Lai Thu Hoàng và khi ném vào quan tài xong, Lãnh Tam để túi bạc trước mặt gã thiếu niên, với tay bưng chén rượu ngửa cổ ra tu một hơi dài.
Gã thiếu niên xách túi bạc, lại uống một hơi ba chén rồi vòng tay quay mình đi ra
cửa.
Lãnh Tam bước tới ngăn giữa cửa, nhưng vẫn không nói một lời.
Gã thiếu niên khẽ cau mày:
- Chi thế?
Lãnh Tam vẫy tay về phia đại sảnh:
- Trang chủ mời uống rượu !
Gã thiếu niên lắc đầu:
- Cám ơn!
Nói mấy tiếng mà y như cảm thấy quá nhiều, Lãnh Tam lặng thinh, cứ đưa tay cản ngang giữa cửa.
Gã thiếu niên lách sang bên trái, Lãnh Tam lại giăng tay qua phía đó, gã thiếu niên mỉm cười, nhưng không kịp thấy bằng một thân pháp gì, chỉ thấy bóng nhoáng lên, gã đã qua mặt Lãnh Tam và ung dung đi ra phía cửa.
Biết theo không kịp, Lãnh Tam vung chiếc móc sắt quật ngược lại đầu mình…
Vừa quay lại vẫy tay như tỏ ý chào một lần chót, kịp trông thấy Lãnh Tam tự đập đầu mình, gã thiếu niên lao mình một cái đã đến sát một bên bắt lấy cái móc sắt…. Thật là may, đầu cái móc chỉ vượt ngoài da, tuy vậy, một giòng máu cũng đủ chảy xuống trán Lãnh Tam.
Gã thiếu niên cau mặt:
- Ngươi làm gì thế?
Đưa tay vuốt giòng máu, Lãnh Tam nói một cách tỉnh khô:
- Ngươi đi, ta chết !
Gã thiếu niên sững sốt và như chợt biết ra cái lối nhận trách nhiệm của con người kỳ quặc này, gã thở dài bước trở vô:
- Được rồi, ta không đi, ngươi đừng chết!
Theo ta!
Kéo tay gã thiếu niên đi vào đại sảnh, Lãnh Tam nói thêm một tiếng:
- Ngồi !
Và chỉ một tiếng thôi.
Hắn quay đầu đi thẳng.
Nhìn theo bóng dáng con người dị hợm, gã thiếu niên bật cười và ngồi xuống đầu
bàn.
Bên kia đầu chiếc bàn đó là một nhà sư trẻ tuổi, khoảng trên dưới ba mươi, mình mặc áo cà sa màu xanh, hai tay buông xuôi, hình như là chưa rớ tới món ăn nào cả…
Thấy nhà sư không nói đến mình, gã thiếu niên mỉm cười với tay lấy hồ rượu rót đầy một chén. Nhà sư vụt cất giọng trầm trầm:
- Muốn uống hãy đi qua bàn khác!
Gã thiếu niên sửng sốt nhưng lại mỉm cười:
- Vâng !
Gã buông chén và bước sang bàn kế…
Bàn này đã ngồi sẵn một người thiếu niên trắng trẻo ăn mặc rất sang trọng, vừa nhìn thấy gã định ngồi xuống, thì hắn đã gắt lên:
- Ta cũng không thích nhìn thấy người uống rượu!
Gã thiếu niên đứng lên không nói một lời rồi bỏ đi sang bàn khác…
Kẻ ngồi ở bàn thứ ba là một thiếu nữ mặc áo trắng tuyệt đẹp, thấy gã thiếu niên bước qua, nàng không nói nhưng tia mắt chiếu lên hằn học…. Thấy thái độ của nàng, gã thiếu niên không ngồi, bỏ sang bàn khác nữa…
Người ngồi đầu bàn thứ tư là một đạo nhân ốm lỏng khỏng, vừa thấy gã thiếu niên bước sang, lão vội phóng mình lên, cứ mỗi đĩa thức ăn, lão phun vào một bãi nước miếng rồi lặng thinh ngồi xuốngvẻ mặt bình thản đến lạnh lùng.
Gã thiếu niên khẽ mỉm cười và rảo bước sang bàn thứ năm.
Bàn này ngồi sẵn một người đàn bà vừa lùn vừa mập, bên má có một cục bướu thật to, đang cắm đầu ăn uống hồng hộc, y như sợ có ai ăn hết.
Gã thiếu niên đứng nhìn do dự, chợt nghe bàn bên có tiếng cười:
- Người bạn thích rượu, mời bước sang đây !
Gã thiếu niên quay lại, thấy người gọi mình là một tên ăn mày chột hết một mắt, áo rách bám đầy bụi đất, đứng cách một bàn nhưng vẫn nghe thấy mùi hôi.
Không một chút đắn đo, gã thiếu niên bước qua ngồi xuống, mỉm cười:
- Cám ơn!
Tên ăn mày há miệng cười băn văng rau đầy mặt bàn:
- Ta vốn muốn cùng các hạ uống một bữa cho thật đã, hiềm vì bầu rượu đã cạn rồi. Vậy xin lấy thịt thế rượu để tỏ lòng hiếu khách!
Vừa nói hắn vừa trở đũa gắp một miếng thịt đang nhai lầy nhầy trong miệng đưa thẳng tới trước mặt gã thiếu niên.
Chỉ nhìn vào hàm răng đầy những bợn của hắn cũng đã buồn nôn, thế mà gã thiếu niên vẫn điềm nhiên há miệng đón lấy nhai một cách ngon lành.
Những người ở bàn kế cận xem chừng là chuyện hứng thú, họ quay đầu nhìn sững quên cả ăn uống…
Ngay lúc đó, một tên đồng tử bưng hồ rượu từ trong đi lại, lễ phép cúi đầu:
- Mang rượu hơi trễ, xin nhị vị thứ cho!
Vừa nói gã vừa châm đầy hai chén.
Gã thiếu niên mỉm cười vui vẻ:
- Cám ơn!
Cho tay vào túi, gã rút ra một bạc nặng độ trăm lượng nhét vào tay tên đồng tử. Tên đồng tử hết sức ngạc nhiên.
- Ấy … ấy đừng làm thế !
Gã thiếu niên lại cười:
- Có chi đâu, biếu đại ca chút ít mua đôi giày mới mang chơi ấy mà!
Tên đồng tử mấp máy đôi môi mà không nói ra tiếng. Hắn ở đây đã từng thấy không biết bao nhiêu là khách hào phóng, nhưng chưa bao giờ gặp một người quá rộng rãi như thế !
Tên ăn mày một mắt bưng chén đưa lên:
- Thật là người bạn tốt, cạn đi!
Hai người ngửa cổ đánh trót một cái, hai chén đôi bên đều cạn sạch.
Tên ăn mày chợt thấp giọng:
- Tại hạ gần đây cũng có hơi túng…
Không đợi gã nói hết, gã thiếu niên cho tay vào túi lấy ra bốn phong bạc, đẩy tới trước mặt tên ăn mày, vừa cười vừa nói:
- Vậy có chút ít đây, lão huynh cứ tạm dùng!
Năm trăm lượng bạc là tiền công diệt trừ Lại Thu Hoàng, nhất định phải gian khổ lắm mới có được món tiền ấy, thế mà gã thiếu niên lại cho một cách không tiếc tay.
Nhét hết bốn phong bạc vào lưng, tên ăn mày lại thở ra:
- Việc cần gấp của tại hạ phải có ít nhất là sáu trăm lượng, thế mà ông bạn lại cho có bốn trăm !
Cởi phắt chiếc áo choàng lông thú trao qua, gã thiếu niên mỉm cười:
- Chiếc áo này tuy cũ, có lẽ cũng dưới hai trăm lượng, xin lão huynh cầm tạm cho đủ vậy.
Đón lấy chiếc áo, tên ăn mày một mắt thổi thổi trên lông áo và gật gù:
- À, à lông cũng còn khá quá, tiếc là hơi cũ một chút…
Lật qua lật lại một chút, hắn tiếp:
- Nhiều lắm cũng chừng trăm rưỡi lượng…. Nhưng thôi cũng được!
Thái độ tên ăn mày thật là đáng ghét, người ta đối xử quá tốt, đã chẳng có một tiếng tạ ơn, lại còn chê lên chê xuống. Thế mà gã thiếu niên không có gì bộc lộ vẻ khó chịu, và với chiếc áo mỏng trên mình, chừng như không chút cảm thấy lạnh lẽo trong cơn gió tuyết, gã tươi cười như không…
Nhưng một tên đại hán mặt đỏ như gấc chín, ngồi ở bàn bên có lẽ không dằn được, đập bàn quát lớn:
- Thật là đồ vô sỉ ! Giá mà không phải trong Nhân Nghĩa Trang, Kiều mỗ sẽ dạy cho nó một lần !
Tên ăn mày quay lại, hất mặt:
- Thằng chết bầm, ngươi mắng ta đó à?
Người họ Kiều xô chén đứng dậy:
- Mắng ngươi đấy rồi sao?
Tên ăn mày đâm ra lúng túng và hắn vụt cười khan:
- Mắng ta? À… thì ra mắng ta… à à… cũng được !
Thái độ đầu voi đuôi chuột của tên ăn mày làm cho gã thiếu niên ban đầu hơi ngơ ngác, nhưng cuối cùng cũng bật cười.
Người họ Kiều bước qua vỗ vai gã thiếu niên và chỉ tên ăn mày nói:
- Ông bạn, cái con người này là k3 khi hiền sợ dữ, lúc nào cũng muốn tìm cách chơi gác người khác. Hắn là thú chứ không phải là người đâu.
Làm bộ như không nghe thấy, tên ăn mày một mắt bưng chén rượu ực cạn và đánh khà một tiếng:
- À ngon, rượu quá ngon, ai bảo rượu không mất tiền không uống quá hai chén thì kẻ đó là ngu, ngu!
Người họ Kiều giận dữ quay qua quắc mắt:
- Nhưng người con gái có cục bướu nơi mặt đã vội kêu lên:
- Kiều ngũ ca, con người ấy quả đáng ghét, nhưng chửi hắn như thế cũng đủ lắm rồi, tha cho hắn đi !
Con người nàng tuy xấu hết chỗ chê, thế nhưng giọng nói lại trong vút lanh lảnh như tiếng ngọc khua, làm cho ai nghe cũng phải quay đầu lai…
Người họ Kiều dịu giọng gằn gằn:
- Nể tình Hoa Tứ Cô, tha cho ngươi một lần đấy!
Chờ cho người họ Kiều trở lại bàn ngồi xuống, Hoa Tứ Cô cười cười nói tiếp:
- Kiều ngũ ca quả thật là bác nghĩa, thấy ai bị khinh lờn là không dằn được.
Người mặc áo đạo sĩ bây giờ mới lên tiếng:
- Môn không ngứa, bạc hà lại lăn tăn, chuyện đời thật quá kỳ!
Gã thiếu niên cảm thấy những kẻ có mặt nơi đây thật là dị hợm, nhưng gã cứ cười cười không nói một lời.
Thình lình từ phía trong dẫn ra một giọng cười rổn rảng:
- Để chư vị chờ quá lâu, xin thứ cho tội tiếp nghinh chậm trễ!
Cùng với giọng cười tiếng nói, lão già mặt trắng từ trong nhà thả bước ra…
Trước hơn ai hết, tên ăn mày một mắt đứng phắt dậy toét miệng cười:
- Đợi ai thì không được, chứ đối với tiền bối, dù phải đợic đến một năm, tại hạ cũng vui lòng.
Kim đại hiệp dạy quá lời!
Và nhìn khắp mọi người, lão già mặc áo trắng nói tiếp:
- Tiện đây, tại hạ xin giới thiệu để chư vị cùng biết với nhau, mà cũng là điều vinh hạnh cho tại hạ khi được chư vị chiếu cố.
Chỉ tay từ phải sang trái, lão nói rõ từng tiếng:
- Đây là Ngũ Đài sơn, Thiên Long tự, Thiên Pháp đại sư; đây là Thanh Thành sơn, Huyền Đô quan Đạon Hồn đạo trưởng; đây là Hoa Sơn Ngọc Nữ Liễu Ngọc Như cô nương; vị này là “Xảo thủ lang tâm nữ Gia Cát” Hoa Tứ Cô; vị ngồi kế đó là “Ngọc Diện Dao Cầm Thần Kiếm Thủ” Từ Nhược Ngu Từ đại hiệp; đây là Trường Bạch Sơn Hùng Ngũ đại hiệp; đây là cái bang “Kiến nghĩa Võng Vi” Kim Bất Hoán đại hiệp; và ….
Chỉ tay đến gã thiếu niên, lão mặt trắng hơi khựng lại gượng cười:
- Chẳng hay vị thiếu niên anh hùng đây, cao danh quý tánh là chi?
Đoạn Hồn đạo nhân lạnh lùng nói:
- Vô danh tiểu tốt, sao lại có thể kể ngang hàng với chúng tôi được?
Trước câu nói khinh bạc ấy, gã thiếu niên vẫn một mực tươi cười:
- Vâng… vâng, tại hạ là kẻ vô danh tiểu tốt không đáng được nêu tên.
Lão già mặt trắng cố cười khoả lấp:
- Nếu các hạ không muốn nói, lão phu cũng không dám ép, tuy nhiên võ công của các hạ đã khiến lão phu vô cùng bội phục.
Nghe một người danh chấn võ lâm lại không tiếc lời khen ngợi một gã thiếu niên vô danh như thế, mọi người không hẹn cùng đưa mắt nhìn gã và lộ vẻ không tin tưởng…
Trước lời xưng tụng của một người có danh vọng võ lâm như thế, gã thiếu niên không tỏ vẻ gì đắc ý, và trước sự nghi ngờ của mọi người, gã cũng không lộ vẻ thẹn thùa, chỉ điềm đạm mỉm cười không nói.
“Hoa Sơn Ngọc Nữ” Liễu Ngọc Như đứng lên:
- Chẳng hay tiền bối cho gọi chúng tôi đến đây có việc chi?
Người đẹp mở lời trước nhất, làm cho ai nấy đều quay mặt nhìn nàng. Lão già mặt trắng vòng tay:
- Lão phu mời chư vị đến đây, qủa thật có một việc cực kỳ trọng đại, sự việc đó phải nhờ đến chư vị giúp cho!
Chớp chớp đôi mắt hạnh, Liễu Ngọc Như hé nụ cười như hoa nở:
- Tiếng “nhờ” thật chúng tôi không dám nhận, có việc chi xin Lý tiền bối cứ dạy.
Đằng hắng để lấy giọng, lão già họ Lý chậm rãi nói tiếp:
- Cứ theo người xưa kể lại, thì trong võ lâm khoảng 13 năm có một lần đại loạn. Chín năm trước đây đúng là chu kỳ đại loạn ấy, chỉ trong vòng ba bốn tháng, đã có khoảng chín mươi bốn lần quyết đấu. Mỗi ngày trung bình có mười một người táng mạng, đó là chưa kể những kẻ chưa được thành danh…
Kể đến đây, chừng như bị xúc động, lão già họ Lý thở dài:
- Tình trạng khốn đốn cứ kéo dài như thế cho tới cuối mùa đông năm ấy thì sự việc mới thật là thê thảm. Chỉ vì cuối mùa thu của năm đó, trong võ lâm vụt phát ra mộtt in tức kinh người, thiên hạ đồn rằng “Vô địch bảo giám, thức thập nhị thần công” quyển bí kíp vô giá của Vô Địch hoà thượng, con người đã làm rung chuyển võlâm hồi hơn trăm năm về trước, hiện đang chôn dấu tại Hồi Nhạn Phong trên đỉnh Hoành Sơn.
Tin ấy truyền ra đã làm rúng động thiên hạ giang hồ. Ai cũng tin là có, không ai chịu cho đó là chuyện đồn vu vơ…
Thế là mọi con đường dẫn đến Hoành Sơn trở nên tấp nập và tự nhiên là trở thành những con đường máu. Vì nhiều kẻ nghĩ rằng cứ giảm đi một người, số đến Hoành Sơn thật thưa thớt thì chuyện tranh đoạt bảo vật sẽ giảm bớt gay go.
Thế là thay vì thẳng đến Hoành Sơn, dọc đường họ đã mở ra nhiều trận quyết đấu kinh hồn liên tiếp. Điều đau lòng hơn hết là những kẻ kữ hành, nhữn gkẻ thiện lương đến Hoành Sơn lễ Phật cũng lọt vào vòng thảm sát…
Nghe đến đây, những người có mặt đều lộ vẻ đau buồn, chỉ riêng Kim Bất Hoán và Đoạn Hồn vẫn tỉnh như không.
Lão già họ Lý thở dài kể tiếp:
- Lúc bấy giờ là cuối tháng mười một, tuyết bắt đầu rơi ngập đường. Qua những trận đấu, những kẻ còn sống thì hối hả đến Hoành Sơn tranh giành bảo vật, cho nên dù thấy thi thể của người thân thích cũng chẳng ngó ngàng. Thế mà có một kẻ dám hi sinh thời giờ quý báu để nhặt nhạnh từng thây chôn cất. Sau này lão phu nghe biết thì con đường đến Hoành Sơn đã chết mất khoảng hai trăm nhân mạng. Như vậy mà người ấy chôn cất không sót một thây nào. Hy sinh thì giờ tranh đoạt báu vật để làm việc thiện, con người ấy dù không muốn cũng được nổi danh…
Từ Nhược Ngu vọt miệng hỏi:
- Có phải con người mang tên Tử Ngọc Quan và được thiên hạ mệnh danh là “Vạn gia sinh Phật” đó chăng?
Lão già họ Lý gật đầu:
- Vâng, Từ đại hiệp quả rộng kiến văn!
Từ Nhược Ngu nói bằng giọng đắc ý:
- Tại hạ đã từng nghe gia sư đề cập đến chuyện này. Người bảo rằng Tử đại hiệp là nhân vật quang minh chính đại, trong võ lâm không một ai không chiêm ngưỡng uy danh. Chỉ tiếc trong trận Hoành Sơn đó, Tử đại hiệp bị nạn chết một cách thảm khốc, bị ám khí tối độc là “thiên vãn ngũ hoa miên” làm cho mặt mày nát bấy, thật là trời cao phụ kẻ lòng lành…
Từ Nhược Ngu nói suốt một hơi không nghỉ, dù cho ai lạ cũng dễ dàng nhận ra cái tật lớn của chàng, cứ nghe ai khen mình là kẻ kiến văn quảng bác, thì y nhhư rằng chàng sẽ nói mãi không ngừng.
Nhưng lão già họ Lý không khen tiếp, ông lặng thinh một lúc mới nói:
- Lúc bấy giờ những kẻ có kiến thức đều cảm thấy rằng, bằng vào sức của một người, nhất định không sao đoạt được “Vô địch bảo giám” cho nên họ đã ngầm kết hợp lại thành phe thành nhóm, do đó những người chân chính cũng bị họ kéo vào vòng.
Kẻ ác mong đoạt được bảo vật, người ngay không muốn lọt vào tay Hắc đạo, nhưng dù kẻ ác hay người ngay đều quyết đoạt cho kỳ được.
Trong số này, kể cả trưởng môn quan trọng của chính phái võ lâm, kể cả những người đã quyết tâm từ lâu qui ẩn, hơn 200 người đã kết thành những nhóm nhỏ. Những nhóm này đã mở nên trận chiến đấu, kéo dài chín ngày đêm, biến chốn Hoành Sơn thắng cảnh thành nơi Võ Lâm Tuyệt Địa.
Ngừng lại bằng một tiếng thở dài ảo não, lão Lý tiếp:
- Suốt 19 ngày đêm ấy, kiếm khí gần như phủ trắng đỉnh Hồi Nhạn Phong, chim thú tản mác trống cả một vùng rộng lớn. Càng đánh con người càng như phát điên, có người bình thường vốn là chính nhân quân tử, sau đó lại không khác kẻ cuồng đồ, như cưởng môn phái Hoành Sơn là Ngọc Huyền Tử, suốt năm ngày không ăn uống, mặt mày đầu cổ bù xù như dã thú, phát điên giết luôn người bạn tâm giao là Thạch Kỳ đạo nhân rồi tự nhảy xuống vực sâu tan xương nát thịt.
Sau 19 ngày ác chiến, hơn hai trăm cao thủ đến Hồi Nhạn Phong chỉ còn lại 11 người, nhưng không một ai còn trọn vẹn công lực như xưa…
Tinh hoa của võ lâm đều chôn chặt trong trận ấy, nơi đáng gọi là Võ Lâm Tuyệt Địa, đáng hãi hùng ấy! Trong vòng năm mười năm nay, chuyện thảm sát võ lâm phải kể đến trận Hoành Sơn là kinh khủng nhất…
Kể đến đây, lão già họ Lý lim dim đôi mắt, những giọt nước mắt lăn dài theo
má…
Mọi người đều thông cảm sự xót xa của lão. Họ lànhững người sống sót, lão già mặt vàng bệnh hoạn là “Thiên hạ đệ nhất trí” Tề Trí, lão già mặt trắng này là “Bất dại thần nhân” Lý Trường Thanh và lão có râu quai nón tánh tình nóng nảy là “Ngưu Đầu” Lưu Thiên Vân.
Những người sống sót sau trận Hoành Sơn là những người một đời không vơi được ưu tư dằn vặt…. Vạn vật vụt chìm trong lặng lẽ, thật lâu Lý Trường Thanh mới nói tiếp:
- Điều đau lòng hơn hết là chuyện “Vô địch bảo giám” chôn nơi Hồi Nhạn Phong đỉnh Hoành Sơn lại là một chuyện láo, một sự lừa đảo…
Lý Trường Thanh ngừng một giây, mím môi chua xót:
- Tại hạ cùng với đại ca, tam đệ, Thiếu Lâm Hoằng Pháp đại sư, Võ Đương Thiên Huyền đạo trưởng và Cửu Châu Vương đại hiệp Trầm Thiên Quân l2 những người sống sót cuối cùng đặt bước đến Hồi Nhạn Phong. Lúc bấy giờ, sáu người chúng tôi sức lực chỉ còn gượng, hợp cả sáu người mới mở được hang đá, nơi mà theo tin truyền chôn dấu bí kíp.
Lý Trường Thanh đập tay xuống bàn, đôi môi nhếch lên cay đắng:
- Xô được cửa hang rarồi, mới hay rằng hang đá trống không và trên vách đá có sơn mười chữ đỏ chói: “Các người đã mắc bẫy, tự dấn vào tuyệt địa!”
Chuyện tuy đã lâu lắm rồi nhưng đến đây vẫn thấy Lý Trường Thanh nãy còn run giọng:
- Trừ Tề đại ca của tại hạ, tất cả khi nhìn thấy mấy chữ đó đều tức tối và ngã ra chết giấc. Đến khi tại hạ tỉnh dậy thì Hoằng Pháp đại sư và Trầm Thiên Quân đại hiệp đã chết luôn, vì tức tối, vì nghĩ một chuyện không đâu lại gây chết chóc quá nhiều, nên hai vị đập đầu vào vách đá tự tử. Võ Đương Thiên Huyền đạo trưởng vì thương thế qú nặng, cố gắng về đến núi thì đã thành bất trị, chỉ còn ba anh em chúng tôi cố kéo dài cuộc đời đau đớn cho đến ngày hôm nay…
Giọng nói của Lý Trường Thanh thấp dần và cuối cùng tắt hẳn. Một sự xúc động lan ra, mọi người có mặt đều cúi đầu ủ rủ…
Mấy phút trôi qua, “Hùng sư” Kiều Ngũ vụt đập tay xuống ghế:
- Sống chết là chuyện thường, song vẫn có khinh có trọng, sự sống còn của Lý tiền bối là còn Nhân Nghĩa Trang, còn có chỗ giải quyết công đạo cho giang hồ.
Lý Trường Thanh thở dài buồn bã:
- Trận Hoành Sơn, Hắc Bạch giang hồ đều tổn thương khá nặng. Tuy nhiên những bằng hữu bên Hắc đạo vốn có nhiều tâm kế, khi thấy chuyện dẫn đến nguy khốn thì đã tìm cách thối lui, vì lẽ đó thành ra “Tà Hưng Chính diệt”, cục diện võ lâm cũng vì thế mà biến đổi. Bởi vậy Tề đại ca của tại hạ mới đăng cáo thị, lấy đó làm cách chế ngự phần nào hành động tàn ác của Hắc đạo giang hồ. Vả lại việc đăng cáo thị này, Hắc Bạch bằng hữu đều có thể tham gia. Cùng một hành động như nhau, nhưng những người bên Hắc đạo rất sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau khi thấy tài lợi.
Hoa Tứ Cô gật đầu:
- Trong đó hẳn là có các hạ nhỉ?
Thiếu niên lạ mặt vui vẻ nối lời:
- Từ huynh thì nhất định rồi !
Từ Nhược Ngu quắc mắt:
- Ngươi xứng đáng gì mà dám xưng huynh gọi đệ với ta?
Gã thiếu niên cười cười:
- Vâng, vâng, không xứng, không xứng, xin lỗi, xin lỗi!
Liễu Ngọc Như cười mũi:
- Đàn ông con trai gì mà cứ co đầu rút cổ, thật là đồ vô dụng.
Câu nói và nhất là giọng cười khinh miệt của cô gái có danh hiệu “Hoa Sơn Ngọc Nữ” vẫn không làm cho gã thiếu niên nóng mặt, gã vẫn đánh chữ làm thinh.
“Hùng sư” Kiều Ngũ dợm đứng lên theo thói quen không chịu nổi sự trái tai gai mắt, nhưng không biết sao lại làm thinh, vẻ mặt cứ hầm hầm…
Hoa Tứ Cô thì khẽ liếc gã thiếu niên ra chiều thiện cảm.
Thấy không ai nêu ý kiến gì thêm, Lý Trường Thanh nói tiếp:
- Thành lập Nhân Nghĩa Trang nay đã hơn chín năm, trong khoảng thời gian này, anh em chúng tôi bị địch tấn công hàng trăm trận, mà anh em chúng tôi võ công đã bị iệt hết hín phần, nếu không nhờ ba anh em họ Lãnh thì có lẽ Nhân Nghĩa Trang này đã không còn nữa. Thật ra thì anh em chúng tôi chỉ nhờ tay người khác mà nên danh!
Liễu Ngọc Như mỉm cười:
- Lý lão tiền bối quá khiêm… nhưng chẳng hay việc mà tiền bối cho vời chúng tôi đến là …
Lý Trường Thanh đón lời:
- Vâng, vâng, vì chuện phải bắt từ đầu nên đã làm tốn thời gian của quí vị…
Lão lại đằng hắng và nói tiếp:
- Chuyện báu vật chôn ở Hoành Sơn vốn là chuyện lừa đảo, nhưng sau trận Hoành Sơn thì nơi đó lại phát sinh báu vật !
Kim Bất Hoán chồm mình tới:
- Vật báu gì thế?
Lý Trường Thanh thấp giọng:
- Hơn hai trăm cao thủ khi đến Hoành Sơn, họ đều nhận ra rằng chuyện sống sót trở về là chuyện mong manh, do đó, ai ai cũng nghĩ đến chuyện lưu lại bí quyết bản môn của mình cho kẻ truyền nhân. Nhưng những môn đệ đi theo, nếu có, cũng chẳng dễ gì sống sót, vậy thì chỉ còn cách chôn dấu bí kíp hoặc kiếm phổ, hoặc quyền kinh của phái mình vào một nơi kín đáo nào đó, nếu may còn sống sót thì lấy lại, bằng không thì đành dành cho kẻ có duyên.
Lẽ tự nhiên, không ai biết được của ai trong sự chôn dấu này cả. Chỉ có một người, chẳng những không ai dấu, mà còn kêu chỉ kỳ cùng chỗ chôn dấu độc môn. Người đó là “Vạn gia sinh Phật” Tử Ngọc Quan, vì họ Tử được mọi người biết tiếng là trọng nghĩa khinh tài, là người duy nhất được võ lâm tôn sùng và tín nhiệm.
Trong số 11 người sống được tới đỉnh Hồi Nhạn Phong, đã có bảy người chỉ chỗ chôn di vật cho Tử Ngọc Quan biết, với lời căn dặn nếu họ bị chết đi thì gởi gấm cho họ Tử trao lại cho kẻ truyền nhân. Thế nhưng họ còn sống, họ trở lại chỗ chôn báu vật ấy thì hỡi ôi, di vật đều mất hết, chỉ còn có một giòng chữ để lại: “Các vị đã mắc bẫy rồi!”
Lý Trường Thanh nói đến đây, không khí vụt hơi nhốn nháo…
Câu chuyện thật là kéo từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đúng là “sự hữu di ba”!
Từ Nhược Ngu lên tiếng trước:
- Nhưng Tử Ngọc Quan tiền bối trước đó đã trúng độc mà chết rồi…
Lý Trường Thanh chận lời:
- Không một ai thấy tận mắt cái chết của Tử Ngọc Quan. Tại sao lại không thể có chuyện trá tử? Chẳng hạn Tử Ngọc Quan lấy quần áo của mình mặc vò một chiếc thây nào đó, rồi làm cho thây đó nát mặt để không ai nhận ra được. Phương chi theo tự dạng mà Tề đại ca của tại hạ nghiên cứu thì nét chữ “các vị đã mắc bẫy rồi” viết ở vách đá đúng là nét chữ của Tử Ngọc Quan. Và cái tin đưa đến việc thê thảm ở đỉnh Hoành Sơn, cái tin nói về “Vô địch bảo giám” thì mười người đã hết sáu bảy người nghe được từ miệng của Tử Ngọc Quan.
Và nếu có thực như thế, thì dụng tâm của Tử ngọc Quan cũng không có gì khó hiểu; vì đó là lối “nhất võng đả tận”, một mẻ lưới tóm hết võ lâm anh kiệt. Một việc làm dễ dàng thu được bí mật võ công của các môn phái, một việc làm có thể trở thành bá chủ võ lâm!
Không khí đại sảnh vụt năng trầm trầm bởi câu nói sau cùng của lão già họ Lý…
Thật lâu, Ngũ Đài Sơn Thiên Pháp thiền sư mới mở lời:
- Nếu sự tình quả đúng như vậy, thì Tử Ngọc Quan thật là kẻ gian ác số một trong võ lâm từ cổ chí kim. Tuy vậy, cũng chưa có đủ yếu tố xác nhận chuyện đó một trăm phần trăm do tay họ Tử, Lý lão tiền bối có thấy thế không?
Giọng nói của nhà sư phái Ngũ Đài làm cho không khí sống động lại. Và Lý Trường Thanh trầm trầm trả lời:
- Đại sư nói rất phỉ, và đó cũng chính là nguyên nhân khiến chúng tôi phải thỉnh cầu chư vị tới đây…. Vì ba năm sau vụ án Hoành Sơn, anh em chúng tôi phát giác một bậckỳ tài xuất hiện từ phía ngoài Ngọc Môn quan. Người này tung tích kỳ lạ, ẩn hiện không chừng, thiện ác khó lường. Nhưng điều làm cho mọi người chú ý nhất là người này tinh thông võ học gồm hết cả các môn phái hiện thời, thông hiểu cả những bí thuật thất truyền của các đại phái võ lâm…
Nghe Lý Trường Thanh nói, mọi người đưa mắt nhìn nhau tái mặt…
Lý Trường Thanh nói tiếp:
- Ngoài ra, cái cuộc sống hào hoa xa xỉ của người này phải được kể là số một trong thiên hạ, mỗi khi đi đâu, tuỳ tùng trên dưới cả trăm, sở phí một ngày lên tới mười ngàn lượng bạc. Không một ai biết tên họ lai lịch, không một ai biết nơi cư trú, chỉ biết mang máng làsào huyệt ở tận ngoài biên cương, nhưng thế lực khống chế cả Trung Nguyên.
Từ Nhược Ngu vụt hỏi:
- Phải chăng người đó là Tử Ngọc Quan?
Lý Trường Thanh lại thấp giọng:
- Khi người ấy xuất hiện, anh em chúng tôi đều nghi đó là Tử Ngọc Quan cho nên tức tốc sai người theo dõi, và kết quả tài liệu thu thập được, cùng làm cho người biết phải lạnh mình.
Thiên Pháp đại sư gật đầu:
- Từ trước đến giờ ai cũng biết Tử Ngọc Quan sau ngày thành danh, chứ không một ai biết trước ngày thành danh lai lịch họ Tử ra cả!
Lý Trường Thanh thở dài:
- Hao tốn gần năm mươi vạn, động viên mất cả ngàn người, anh em chúng tôi mới sưu tầm được một phần tài liệu…
Chấm dứt câu nói bằng cách vẫy tay ra hiệu cho hai tên gia đồng, một tên đi đóng các cửa sổ, một tên đem bút mực và giấy phân phát cho từng người, và Lý Trường Thanh cho treo lên giữa sảnh đường một khuôn lớn do nhiều tờ giấy dán lại…
|
|
|