Nàng sinh sau tết Đoan ngọ ba ngày. Đó là lúc “Tháng Năm hoa thạch lựu hồng như lửa”. Thuyền của gánh hát nhà họ Thạch đậu bên bến đã được mấy ngày, nàng được sinh ra trên thuyền. Sau lúc nàng chào đời, mẹ nàng vén tấm màn bên mạn thuyền nhìn ra ngoài, thấy hoa thạch lựu đỏ rực hai bờ như lửa và bồng bềnh như sương dăng mây giáng. Thế là mẹ nàng nói với bố nàng là Thạch Quang Tổ:
- Con gái mình sinh đúng mùa hoa lựu nở, nên đặt tên nó là Lựu.
Đấy chính là nguồn gốc của cái tên Thạch Lựu.
Ngày từ lúc sinh ra, nàng đã nhập vào kiếp giang hồ. Nàng được đẻ trên thuyền và cũng lớn ở trên thuyền. Được ba tuổi, mẹ nàng qua đời, từ đó nàng không còn được nuôi dưởng bởi sự dịu dàng của tình mẫu tử. Trên nàng còn ba anh trai, tên là Thạch Long, Thạch Hổ, Thạch Báo và tên thế nào thì tính khí như thế, cứ như rồng như báo cả lượt. Nàng được lớn lên trong bàn tay chăm sóc của đám đàn ông, ngoài bà vú già ra, nàng không gần gũi với bất cứ người phụ nữ nào. Vì thế mà nàng ưa mạnh mẽ, thích kiêu căng, hào phóng, nghĩa là tính tình giống hết con trai.
Gái giang hồ không thể được cưng chiều, bốn tuổi, nàng đã phải tập hát, năm tuổi, phải luyện kiếm, sáu tuổi, phải luyện quyền, bảy tuổi, đã biểu diễn một mình trước mặt bố và ba anh trai. Nàng thường mặc áo mầu đỏ, dưới là quần bằng vải đoạn đỏ thêu hoa, ngang lưng thắt khăn the mầu hồng thủy, ngoài mặc áo khoác có mũ trùm đầu mầu hồng nhạt được thêu những bông hoa thạch lựu đỏ rực, xung quanh viền đăng tên trắng, đầu trùm khăn đỏ, chân đi hài đỏ. Từ đầu đến chân đều đỏ, lại thêm đôi mắt long lanh như nhước hồ thu, khuôn mặt sáng như trăng rằm, chẳng khác đoá hoa thạch lựu tươi tắn, mỹ miều. Chả trách ngay từ lúc nhỏ, nàng đã trở thành trụ cột của gánh hát nhà họ Thạch, đi đến đâu cũng tiếng tăm lừng lẫy, ông bố và ba người anh đều trở thành diễn viên phụ của nàng.
Lúc mười sáu tuổi, nàng đã tu luyện được nhiều tài, giỏi ca, hay vũ, đặc biệt có sở trường về kiếm thuật, một khi nàng múa kiếm thì đến gió cũng chẳng lọt được vào. Nàng có lợi thế là nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, mọi cử động đều linh hoạt uyển chuyển, ba người anh trai đều không phải là đối thủ của nàng. Thuyền của gánh hát nhà họ Thạch giống mọi chiếc thuyền ra vào các bến, họ đi dọc các sông, đến mỗi trạm đều đậu thuyền lại. Bất kể đó là thành phố hay thị trấn, họ đều ở lại biểu diễn vài ngày, nếu kiếm ăn được, họ sẽ ở thêm vài ngày nữa, nếu không, họ sẽ đi sớm, nói chung là không nhất định. Đây chỉ là gánh hát gia đình, quy mô không lớn, lấy mãi võ làm chính. Thạch Long nổi tiếng về nội lực, Thạch Hổ có sở trường về quyền thuật, Thạch Báo có biệt tài về đao pháp. Ông Thạch Quang Tổ thì lại không chịu xuất đầu lộ diện, nhưng bất luận về đao kiếm hay quyền cước, ông đều là cao thủ. Nghe nói hồi trẻ, ông từng hùng bá một thời, qua tuổi trung niên bỗng nhiên rút về, mang ba con trai, một con gái đi lang bạt khắp nơi kiếm ăn độ nhật. Hiện giờ ông đã trở nên già cả, chỉ chăm chú dạy con trai, con gái tập tành, còn mình thì nuôi khỉ, mỗi lần biểu diễn, ông đều xuất hiện với vai trò của người dạy thú, song ai ai cũng biết ông đã đổ bao công sức vào tiết mục này. Ngoài việc mãi võ, họ còn cho khỉ làm trò và hát xướng, nhẩy múa; điệu múa trống của Thạch Lựu rất nổi tiếng, nàng có thể vừa đánh trống vừa hát, lại còn biết tức cảnh đặt lời tại chỗ, lúc cao hứng, nàng còn cầm tay hai dùi hai trống, giơ lên đập xuống, thoắt tả thoắt hữu, hoặc quay tít trên tay, làm cho người xem hoa cả mắt. Ngoài ra, họ còn trình diễn những tiết mục xiếc địa phương như các trò ảo thuật hoặc nhào lộn. Vì thế có thể coi “gánh hát nhà họ Thạch” như một đoàn “tạp kỹ” quy mô nhỏ.
Suốt mười mấy năm ròng, gánh hát nhà họ Thạch đã đặt chân tới nhiều vùng Nam Bắc.
Suốt mười mấy năm, Thạch Lựu từ một em bé đã trở thành một cô gái trưởng thành.
Chuyện này xảy ra vào lúc nàng Thạch Lựu mười bảy tuổi.
- o O o -
Mùa thu năm ấy, gánh hát nhà họ Thạch đến trấn Đông Vân.
Trấn Đông Vân là một bến cảng tương đối lớn, là nơi người buôn kẻ bán và xe bò xe ngựa kéo về nườm nượp. Đến nơi, gánh hát nhà họ Thạch chọn ngay mảnh đất ruộng trước cửa chùa Phổ Độ, dựng sân khấu lên và bắt đầu biểu diễn.
Tiểu đồ đệ Toàn và Giang đã đánh trốn khua chiêng kéo về được một số lượng lớn người xem. Chưa đến giờ biểu diễn mà trước khán đài đã đông đặc khán giả, không còn chỗ len chân. Đông người xem thật là đáng mừng, anh em nhà họ Thạch trổ hết tài nghệ. Thạch Long đứng trên sân khấu công khai thách đố vật tay và liên tiếp vật ngã mấy người. Thạch Hỗ múa mấy bài quyền, Thạch Báo đi mấy bài đại đao rồi sau đó hai anh em lại đấu vật trên khán đài. Thạch Long hứng chí bê cả cái lư hương rất nặng bằng đồng giơ cao lên, khiến khán giả vỗ tay nồng nhiệt. Sau đó, Thạch Lựu xuất hiện trên sân khấu.
Toàn thân nàng là một mầu đỏ, nàng mặc áo khoác đỏ có mũ trùm đầu thêu đầy hoa thạch lựu. Nàng đứng giữa sân khấu, đầu tiên im lặng nhìn bao quát phía dưới, hai mắt long lanh rực sáng như có thần, làm cho khán giả bên dưới tự nhiên hào hứng hẳn. Nàng thu ánh mắt về trong giây lát, vái một cái rất điệu và cất giọng trong trẻo như chuông ngân:
- Tiểu nữ Thạch Lựu xin cúi chào các vị.
Vừa dứt lời, chỉ thấy nàng nhẹ nhàng xoay người một cái, trong nháy mắt, cái áo khoác đã được cởi ra và bay thẳng vào phía sau hậu đài. Lồ lộ trong bộ y phục đỏ, nai nịt gọn gàn với chiếc khăn đỏ thắt ngang lưng, trông nàng càng thon thả gọn gàng. Lại thoắt một cái, không hiểu sao trong tay nàng đã có hai thanh trường kiếm sáng loáng. Trong tư thế đứng, hai thanh kiếm bắt chéo trước ngực, nàng lại cúi chào lần nữa rồi vung kiếm lên. Động tác của nàng chuyển từ chậm đến nhanh, rồi từ nhanh đến gấp gáp, dần dần đường kiếm bay vun vút, chỉ còn nhìn thấy hai luồng hào quang vây quanh một cái bóng đỏ chuyển dịch thoăn thoắt trên sân khấu, đến nỗi không còn nhận ra đâu là người, đâu là kiếm, mà chỉ còn là hai vòng sáng với tâm điểm ở giữa là một khối mây hồng rữc rỡ. Người xem ssờ đẫn, ngây dại, chờ cho đến lúc Thạch Lựu nhẹ nhàng thu kiếm đứng lại và cúi chào rất điệu, họ mới trầm trờ tán tụng, mới vỗ tay ào ào, mới gào thét như điên dại đòi diễn lại. Thạch Quang Tổ đưa con khỉ ra sân khấu, nó đội mũ, mặc long bào xanh, lưng thắt khăn lĩnh trắng, hai tay chắp trước ngực, dáng vẻ giống hệt chàng thư sinh nghèo túng, nó vừa xuất hiện trên sân khấu, mọi người đã cười ồ lên. Tiểu đệ Toàn và Giang tay cầm khay, bắt đầu luồn lách giữa đám khán giả thu tiền thưởng.
Trong suốt buổi diễn, khán giả đều hưởng ứng nồng nhiệt, kẻ cười, người thét, kẻ vỗ tay, người hò reo tán thưởng... Duy có một chàng trai đứng ở góc đông bắc bãi, chỉ lặng lẽ đứng xem, nhưng lại dồn mọi sự chú ý vào từng động tác của Thạch Lựu. Vừa rút khỏi sân khấu thì Thạch Báo đã nói khẽ vào tai nàng:
- Em có để ý đến anh chàng đứng ở góc đông bắc sân diễn kia không?
Thạch Lựu nhìn ngay về phía ấy, nàng thấy một chàng trai đứng cách khán giả một đoạn, mình mặc áo dài đoạn xanh, đơn độc một mình dưới mái chùa. Vì khoảng cách quá xa, nhìn không rõ mặt. Thạch Lựu không hiểu nến hỏi lại anh:
- Thì sao cở Có gì lạ đâu nào?
- Anh cũng chẳng rõ, chỉ thấy anh ta có vẻ kỳ cục.
- Có gì mà kỳ cục, chỉ là một thư sinh thôi, chúng ta cũng là dân giang hồ, kẻ kỳ cục nào chả từng gặp? Thấy một chàng thư sinh cũng cho là lạ à?
Thạch Lựu chưa dứt lời thì Giang đã hớn hở chạy lại, giơ cái khay đựng tiền thưởng lên, nói với Thạch Lựu:
- Thạch cô nương, cô thấy có lạ không nhé! Một khán giả thưởng cho cả cục bạc nặng ba lạng! Mạ lài còn bảo là chỉ thưởng riêng cho cô nương thôi.
- Thật ư? - Thạch Lựu liếc nhìn vào khaỵ Quả thật giữa đống bạc đã được dập thành tiền, cục bạc nén kia nổi bật hẳn lên. - Người thưởng bạc ấy như thế nào?
- Cô nương nhìn kìa, chín là cậu khán giả đứng ở góc đông bắc sân diễn đấy.
Thạch Lựu hơi ngớ người ra, nàng lại ngước mắt nhìn về phía đông bắc, song người kia không biết đã bỏ đi tụ lúc nào. Giang nhún vai, vẻ hồ nghi:
- Ồ, lạ thật, chỉ loáng một cái đã biến đâu mất rồi.
- Thôi được, mau thu tiền cất đi. - Thạch Lựu cất giọng quở trách. - Đừng có làm ra vẻ lạ lẫm như vậy, đâu có phải cả đời chưa nhìn thấy bạc nén bao giờ.
Giang cất tiền đi. Thạch Lựu cũng quay sang chuẩn bị cho tiết mục múa trống. Sự việc vừa rồi không để lại ấn tượng sâu sắc nào trong đầu nàng; người khán giả ấy thích tài nghệ của nàng nên thưởng hậu, chuyện ấy đối với nàng chẳng có gì lạ lẫm. Nhưng sang ngày thứ hai, lúc nàng xuất hiện trên sân khấu, Thạch Báo lại nói nhỏ vào tai nàng:
- Chú ý phía đông bắc, anh chàng hôm qua lại đến.
Thạch Lựu chau mày nhìn sang hướng ấy, chàng trai hôm qua không đứng một mình mà bên cạnh còn có một ông già râu xồm, mặc đồ đen, dựa người vào cột chùa, lẳng lặng nhìn về phía nàng. Thạch Lựu khoác áo ngoài vào, không để cho chàng trai kia ám ảnh mình, nàng nhẩy lên sân khấu và trình diễn kiếm pháp của nàng. Khi biểu diễn xong, nàg được biết chàng trai kia lại thưởng cho mình cục bạc nén, rồi cùng với ông già râu xồm rời khỏi sân diễn.
Sang ngày thứ ba, khi chàng trai kia lại xuất hiến, bên cạnh chàng không chỉ có thêm ông già rậm râu mà còn có một cô gái chừng mười bảy mười tám tuổi, tuy khoảng cách rất xa, nhưng cô gái đã làm cho Thạch Lựu giật mình. Sống kiếp giang hồ, thấy nhiều biết rộng, gặp gỡ với đủ hạng người, tuy cô gái ấy mặc chiếc áo màu ngó sen bình thường và cái váy lĩnh trắng gấp nếp, nhưng chân dài vai rộng, đứng ngay như khối ngọc, trông dáng đứng ấy chẳng khác nào tán cây trước gió vừa ung dung và thanh nhã. Thạch Báo đứng tựa vào cột sân khấu, hỏi:
- Em trông bọn người kia lai lịch thế nào?
- Để ý làm gì hở anh? - Thạch Lựu bĩu môi. - Thấy lạ mà không lạ, trong cái lạ có cái thường! Kệ xác họ.
- Toán người ấy đang hướng về phía chúng ta, em thấy chưa?
- Cũng thiện chí thôi, chẳng có gì đáng nói. - Thạch Lựu chỉnh đốn lại y phục. - Nếu có ác ý thì mời họ nếm thử đòn hiểm của chúng ta.
- Cô gái kia trông đẹp ra phết đấy chứ.
- À, anh ba ơi, dám để ý đến con gái nhà người ta đấy hả! Thế thì anh hãy trổ hết tài nghệ ra cho người ta xem đi!
- Em đừng hàm hồ!
Nói xong, Thạch Báo nhẩy lên sân khấu. Không hiểu vì cô gái ấy hay vì nguyên cớ gì khác mà buổi trình diễn đao thuật của chàng hôm nay thật xuất sắc, được mọi người vỗ tay như sấm, ngay cả Thạch Lựu cũng phải gật gù khâm phục.
Hôm ấy sau khi Thạch Lựu trình diễn xong, Giang lại bê khay bạc hớt hải chạy đến, vừa thở vừa khoe:
- Thạch cô nương, thế này thì ghê thật!
- Sao cơ, lại một cục bạc nén nữa chứ gì?
- Không phải cục mà là cả một thỏi.
Thạch Lựu giật mình, nhìn vào khay đựng tiền, thật rồi! Giữa khay là một thỏi bạc, ước chừng trên dưới mười lạng. Nét mặt nàng bỗng dưng biến sắc, hai hàng lông mày nhướn cao.
- Người này định làm gì thế nhỉ? Hết thưởng bạc cục lại thưởng bạc thỏi, định khoe của với chúng ta hay sao? Anh ta muốn xem tài nghệ hay muốn mua gánh hát nhà này? Em mang thỏi bạc trả ngay cho người ta đi.
- Ôi, Thạch cô nương, thỏi bạc này có phải của nah chàng hôm qua đâu, mà của người khác kia.
- Của ai?
- Cô nương nhìn về phía kia kìa, cái ông mang theo năm sáu người hầu ấy. Đấy, ông ấy đang nhìn cô nương đó.
Thạch Lựu nhìn theo tay Giang, và bắt gặp ngay ánh mắt của một người đàn ông chừng ba mươi tuổi có dự Ông ta cao to lực lưỡng, vai hổ eo hùm, lông mày rậm, mắt loang loáng như thúc bách người nhìn, mang theo bảy tám gia đinh vừa to vừa cao lớn. Khi chạm phải ánh mắt của Thạch Lựu, ông ta khẽ mỉm cười, làm cho nàng tự dưng nổi giận. Cười gì? Tưởng cho một thỏi bạc là ghê gớm lắm hở? Nàng tức giận trợn mắt với ông tạ Khi cúi mặt xuống, nàng nói khẽ với Giang:
- Hãy lặng lẽ hỏi dò xem ông ta là ai.
Giang đi một lát thì trở về, cậu ta thì thầm, có vẻ bí mật:
- Thử đoán xem, Thạch cô nương, ông ta là con trăn đất ở vùng này đấy! Họ gọi ông ta là Hắc Sát Tinh Hùng đại điệt, bản lĩnh rất cao cường, mọi người trong trấn Đông Vân này đều sợ một phép, tôi thấy chúng ta sắp lôi thôi to rồi.
- Người nào phấn ấy, có gì mà lôi thôi? - Thạch Lựu ưỡn thẳng lưng lên. – Có nhiều tiền thì ông ta cứ việc thưởng.
Tối đến, tính tiền kiếm được, quả thấy kha khá. Người xem mỗi ngày một đông, anh em nhà họ Thạch ai cũng mừng. Nhưng sau bữa ăn, ông Thạch Quang Tổ gọi các con vào và cất giọng trầm trầm nghiêm nghị:
- Các con thu dọn đồ đạc xuống thuyền đi, sáng sớm mai chúng ta phải rời khỏi đây.
- Sao thế bố? - Thạch Long gắt gỏng hỏi. - Mấy tháng nay, chúng ta kiếm được không bằng ba ngày vừa qua, xem ra ở trấn Đông Vân này nử atháng hoặc một tháng cũng không có vấn đề gì. Đang lúc ngon lành sao lại bỏ đi?
- Chúng ta không đi không được. – Ông bố nghiến răn, cau mày. – Các con đừng tranh cãi với bố nữa, hãy thu dọn xuống thuyền thôi.
- Bố, con biết rồi, có phải bố sợ Hắc Sát Tinh không? - Thạch Lựu ưỡn ngực hỏi. – Chúng ta đâu có trêu chọc ông ta, bố bảo ông ta dám làm gì mình nào?
- Bố, cái ông Hắc Sát Tinh ấy không thể không cho chúng ta trình diễn! Thạch Hổ cũng trợn mắt lên - Bố đừng sợ, có chúng con đây, nếu ông ta gây chuyện lôi thôi, chỉ riêng mấy anh em con cũng đủ trị Ông ta rồi.
Nhìn khắp lượt mấy đứa con bên cạnh mình, ông bố trầm ngâm giây lát rồi thở dài:
- Điều bố sợ không phải là Hắc Sát Tinh.
- Vậy thì bố sợ cái gì? - Thạch Báo hỏi vặn.
- Bố không sợ gì cả. – Ông Thạch Quang Tổ gục mặt xuống, vẻ buồn bã và đầy lo ngại. - Trấn Đông Vân là một cảng lớn, hùm beo rồn rắn đều có cả. Các con ơi, các con là bê nghé mới sinh chưa biết sợ hổ, tưởng có chút võ nghệ là ghê gớm lắm rồi. Thực ra, những thứ các con học được cũng chỉ có thể mang ra trình diễn là cùng, trước con mắt người trong nghề, chưa là gì hết. Bố nghĩ biện pháp khôn ngoan nhất là chúng ta nên sớm rời khỏi nơi này, bố nghi ngại rằng nếu chúng ta ở lại thì sớm muộn cũng sinh chuyện.
- Bố ơi, - Thạch Lựu bước đến bên bố, ngước mặt lên nhìn bố cười lấy lòng. - Bố mệt quá đấy mà. Bố từ mai bố ở dưới thuyền đừng lên diễn nữa, cứ để mặc chúng con. Bố cần nghỉ ngơi vài ngày, đừng sợ Hắc Sát Tinh với Bạch Võ Thường. Con nói để bố rõ, ông ta chẳng làm gì được chúng con đâu.
Ông bố nhìn con gái, trầm ngâm giây lát rồi buồn bã gật đầu:
- Thạch Lựu, con tưởng bố già rồi nên sợ việc ư?
- Không phải đâu bố ơi! - Thạch Lựu ngán ngẩm dậm chân. – Con chỉ muốn nói là chúng ta không có lý gì đang lúc kiếm ăn được lại bỏ đi. Mặc Trấn Đông Vân này có hổ chờ long phục hay thần nằm quỷ ẩn, Thạch Lựu cũng không sợ kẻ nào hết...
Thạch Lựu chưa kịp nói dứt lời thì đồ đệ Toàn đã từ bên ngoài chạy xộc vào. Vừa thở hổn hển, vừa run lập cập, cậu ta nói với ông Thạch Quang Tổ:
- Thưa ông, có một gánh hát tên là Vạn gia gì đấy đang dựng sân khấu trên bãi diễn, họ làm suốt đêm và còn cho người đi khắp nơi nói là sẽ đọ sức với gánh hát Thạch Gia.
Ông bố tái mặt, đứng ngay dậy, mặt sịu hẳn xuống:
- Quả nói có sai đâu!
- Ha ha, đọ sức với chúng ta à? - Thạch Lựu nhướn mày, trợn mắt, giậm chân bình bịch. - Họ không ngán à! Cũng chẳng dò hỏi xem hánh hát nhà họ Thạch chúng ta có dễ bắt nạt không đã chứ.
- Bố ơi! - Thạch Long cũng chồm dậy. - Người ta đã công khai tuyên chiến với chúng ta, bố lại bỏ đi để giới giang hồ cười chúng ta vừa lâm trận đã trốn chạy ư?
Ông Thạch Quang Tổ đứng ngây ra, sắc mặt xanh như thép, đầu óc như đông kết lại. Mãi sau ông mới cất giọng trầm nặng, nhưng nghiêm túc:
- Thế này, dù có đi cũng không đi nổi nữa. Các con hãy chuẩn bị sẵn sàng nghênh chiến! Bố nói cho các con biết, Lai giả bất thiện, thiện giả bất lai (kẻ đến là kẻ không lương thiện, kẻ lương thiện thì không đến), đối thủ không phải là người xoàng, các con không được kiêu căng, phải hết sức thận trọng!
|
|
|