Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Một Thời Chiếu Bóng Tác Giả: Khúc Hà Linh    
    “Có lẽ sở dĩ chúng ta không yêu thương được ai là vì chúng ta khao khát được yêu thương, điều đó có nghĩa là chúng ta đòi hỏi cái gì đó (tình yêu) từ người bạn đời thay vì dâng hiến chính chúng ta cho người kia mà không kèm theo yêu cầu nào ngoại trừ sự có mặt của người đó”
    Trên con đường gập ghềnh, gian khổ, đạn bom…, họ không chỉ đem đến cho người dân những sự kỳ diệu của nghệ thuật thứ bảy, mà còn như chiếc đòn bẩy, cho nền điện ảnh nước nhà…
    Những người ở độ tuổi năm mươi, chắc chưa quên về những năm tháng đi xem chiếu bóng lưu động. Khi con bò kéo chiếc xe lộc cộc về làng, và khi chiếc phông vải căng lên trên sân kho hợp tác xã, hoặc bãi đất ven đê, cùng tiếng loa phóng thanh giới thiệu bộ phim được chiếu…, thì cái làng nhỏ bé ấy đang im ả, bỗng choàng dậy như con người sau giấc ngủ.
    Ngày ấy phim ảnh là món ăn tinh thần được quần chúng yêu thích nhất. Chiều chiều, trẻ em rủ nhau đi rải chiếu, hay xếp gạch xí chỗ trước, nếu ra muộn sẽ không có chỗ ngồi xem. Bà dắt cháu, mẹ bế con, thanh niên nam nữ hẹn hò nhau xem phim vui như hội. Rất nhiều người đi bộ dăm bảy cây số để xem một bộ phim tâm lý xã hội… Còn nhớ có bộ phim “Mối tình đầu”, “Nổi gió”, “Đến hẹn lại lên”… một đêm được tổ chức chiếu cách nhau hai chục cây số ở hai địa điểm khác nhau. Thế là đội này chiếu được vài ba cuốn, thì người tiếp liệu của đội kia đã chờ sẵn ở đó, lấy vội buộc lên pooc-pa-ga xe đạp, phóng về điểm chiếu của mình. Thấy phim về, cả sân bãi hò reo háo hức. Cứ như thế, chiếu hết một bộ phim phải ba lần đi đi, về về đạp xe ngót trăm cây số để kịp thời phục vụ nhân dân. Có điểm chiếu bóng dễ tới vài nghìn người xem. Giá vé người lớn là một hào, trẻ em 5 xu. Vậy mà có điểm chiếu, thu về vài trăm đồng. Những năm ấy, mua được một vé xem phim hay là sướng lắm. Nếu được một tấm giấy mời thì như được vé du lịch bây giờ. Người thuyết minh hay, nhanh chóng trở thành thần tượng trong giới thanh thiếu niên lúc ấy.
    Ở miền Bắc, nhiều tỉnh thành, có nhiều địa điểm quân sự, kinh tế được gọi là tuyến lửa, thành trọng điểm của giặc Mỹ bắn phá ác liệt. Vậy mà không một xã nào không được xem chiếu bóng. Mỗi tháng đội chiếu bóng về phục vụ nhân dân một đến hai lần.
    Nếu phải vận chuyển máy qua sông, phải dừng xe bò, tháo dỡ toàn bộ đồ đạc, máy móc thiết bị loa đài, chăn màn quần áo, nồi niêu chuyển xuống đò. Bờ bên kia đã có mấy người dân giúp đỡ khênh vác đồ nghề về điểm chiếu. Con bò kéo xe cũng quen dần với hoàn cảnh của chủ, nên chịu quấn dây thừng vào cổ rồi bơi sang sông, tá túc vài ngày, xong việc lại bơi trở lại bờ bên này, lại cần mẫn kéo chiếc xe đi khắp nẻo đường. Những năm giặc Mỹ hay bắn phá ban đêm, đội chiếu bóng có sáng kiến may một tấm vải che ánh sáng của đèn chiếu, để máy bay trên cao không phát hiện ra, vậy mà có đêm vẫn phải dừng chiếu hai ba lần. Khi có báo động, người phụ trách tắt đèn, dùng micơrô hướng dẫn khán giả ổn định, bình tĩnh tìm nơi trú ẩn.
    Những năm chiến tranh bất cứ nơi nào cũng có hầm hào để phòng không: Trên đường quốc lộ, đường liên xã, các trường học, sân kho, sân chiếu phim và dày đặc những chiếc hố cá nhân để trú ẩn. Máy bay Mỹ đi qua lại bật đèn, lại xem, và cuộc sống trở lại bình thường. Thời ấy các phương tiện thông tin rất hiếm. Bởi thế, khi đội chiếu bóng về làng, các ông chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, bí thư chi bộ thường hay tận dụng máy nói để tuyên truyền, phổ biến tin tức, tổng kết công tác thi đua, phát động phong trào gì đó.
    Nhiều đội chiếu bóng đã có thành tích xuất sắc phục vụ sản xuất và chiến đấu, nhiều lần được tặng thưởng của nhiều ngành nhiều cấp. Ngày ấy có phong trào “học và làm theo phim” được các hợp tác xã nông nghiệp hưởng ứng. Đội mang phim tài liệu khoa học, như làm bèo hoa dâu, trồng cây điền thanh, cấy ngửa tay… về tận hợp tác xã chiếu cho bà con nông dân xem. Đội kết hợp với tổ bạn điện ảnh thảo luận, bàn bạc cách làm theo phim ảnh, ứng dụng vào cuộc sống, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước của thanh niên, lòng chung thuỷ của phụ nữ hậu phương đối với người chiến sĩ nơi chiến trận.
    Lại nói tổ bạn điện ảnh, đó là những người tâm huyết với phim ảnh, họ tình nguyện gia nhập vào tổ chức và tham gia sinh hoạt, giống như câu lạc bộ ngày nay. Nhiều điểm chiếu phim, khi giải tán rồi thì các thành viên của tổ ở lại họp, phân tích, thảo luận, cách làm theo phim… Anh cán bộ thuyết minh tuyên truyền tới trường học, nói chuỵên phim, chuyện bếp núc của trường quay. Kết quả những buổi nói chuyện thường cho số lượng khán giả đi xem đông hơn rất nhiều.
    Thời ấy biên chế của một đội chiếu bóng đầy đủ có 7 người và một chiếc xe bò làm phương tiện vận chuyển. Nơi họ đến là những nhà kho, trường học được coi là điểm chiếu. Nhiều điểm chiếu, xa nhà dân, ngại khênh vác máy, chặc lưỡi mắc màn, ngủ luôn tại nhà kho hợp tác xã, hoặc trường học, trong chùa làng.
    Có một chuyện thật cảm động. Một người vợ trẻ đi thăm chồng ở một đội chiếu bóng lưu động. Đoạn đường chỉ có bốn chục cây số nhưng gần một ngày, cô loanh quanh dò tìm nhưng chẳng ai biết đích xác đội chiếu bóng ở xã nào. Trời đã xế chiều đang thất vọng, dùng dằng nửa ở nửa về thì may quá, có người biết nơi ở của đội chiếu bóng, chỉ dẫn đến nơi.
    Người vợ vừa nhìn thấy chồng đã khóc òa.
    Không ít những người lên đường vào Nam phục vụ các vùng giải phóng, tham gia vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và có người vĩnh viễn không trở về…
    Gần 70 năm qua, kể từ ngày Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh (1953), đất nước ta trải qua nhiều chặng đường lịch sử vẻ vang. Đất nước đang hội nhập với thế giới, nền điện ảnh Việt Nam đang tung cánh diều vàng với công nghệ mới, và thành tựu đáng kể, những tác phẩm điện ảnh gây tiếng vang trong mặt bằng điện ảnh thế giới. Nhưng không thể quên những năm tháng gian nan khó nhọc, những người chiến sĩ ngành chiếu bóng đã không khiếp sợ trước đạn bom, mang thước phim nóng bỏng sự sống để phục vụ cách mạng, làm đẹp cuộc đời. Có người được tôn vinh là Anh hùng lao động, từng là đội trưởng đội chiếu bóng 109 Nghệ An, anh hùng Trần Văn Giảng.
    Không có điện ảnh, không có chiếu bóng. Và không có chiếu bóng, thì điện ảnh chỉ là những thước phim đựng trong hộp sắt lạnh lùng trong bảo tàng! Chính chiếu bóng đã tôn vinh sự kỳ diệu của nghệ thuật thứ bảy, mà còn như chiếc đòn bẩy, cho nền điện ảnh nước nhà…
    

Kết Thúc (END)
Khúc Hà Linh
» Một Thời Chiếu Bóng
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đau Gì Như Thể ....
» Bố Chồng
» Đời Như Ý
» Bông Hồng Vàng
» Làm Mẹ
» Bụi Quý
» Bên Bờ Biển
» Đánh Thơ
» Người Thứ 79
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Quà Giáng Sinh
» Trên Đỉnh Non Tản
» Mùa Mắm Còng
» Cho Anh Yêu Em Cả Đời Này Nhé! Xin Em
» Tuyết
» Đời Khổ
» Hoa Học Trò
» Xuân Phương Shop
» Cô Khịt
» Bất Diệt