Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Bí Kiếp Tác Giả: Nguyễn Tấn Ái    
    Ông lão Nguyễn Phương đã ngoài tám mươi mà dáng vẫn quắc thước, chòm râu cứng trắng như cước phất phơ, đôi mắt sáng như điện, kết quả cả một đời khổ luyện là thế. Ông cụ là chuẩn võ sư Thiếu lâm Hồng gia phái, võ phái đứng chân ở đất Việt An này kể đã mấy trăm năm. Nghe tôi tò mò hỏi về truyền ngôn Thiếu lâm điểm huyệt, ông lão bảo:
    - Này chú giáo, tuyệt chiêu Chỉ đề tỉnh thủy là công phu vận khí độc môn đấy, nó có thể giúp ta điều hòa khí huyết, chữa trị bách bệnh.
    Rồi lẳng lặng ông đem đặt trên chiếc đôn sứ một bát nước lạnh đầy ngang miệng bát, đoạn bảo:
    - Lão thị phạm cho chú giáo xem nhé!
    Ông lão lùi xa vật chuẩn độ chừng hơn mét, xuống tấn vận khí. Gương mặt hồng hào chợt dần chuyển sang đỏ sậm. Từ từ đôi cánh tay vươn về phía trước, nhắm đến bát nước. Như có một làn gió thoảng qua, mặt nước chao động, nhô lên như có sóng ngầm. Từ từ thu công, ông lại thẳng người điều hòa hơi thở.
    Đợi ông điều tức xong, tôi khẽ nói:
    - Con vẫn chưa hiểu lắm về thị phạm vừa rồi, ông chú giảng cho con đi.
    Ông lão cười đôn hậu:
    - Chắc chú giáo hơi thất vọng với môn công phu này. Song do chú chưa biết đó thôi, đây không phải là môn công phu sát thủ, hàng dây kình khí veo véo bắn vào yếu huyệt đối phương theo kiểu người ta tưởng tượng. Đây là môn vận khí điều tiết, khí công bắn ra ngoại kích chỉ đủ làm xao động mặt bát nước kia, song đã vận hành qua ba mươi sáu huyệt đạo của cơ thể, nhờ thế mà đả thông kinh mạch, có tác dụng cường thân kiện thể, còn hơn dược liệu bách thang. Công phu vậy mà chỉ e thất truyền, các đệ tử lão người có đủ tư chất để luyện công phu vận khí không nhiều, mà số ít ấy lại không có đứa nào tỏ ra hứng thú với loại công phu bất sát này. Cũng buồn.
    Thấy ông cụ trầm ngâm, tôi ý tứ chuyển hướng:
    - Theo ông thì Thiếu lâm có phải là võ phái lâu đời nhất ở xứ ta không?
    Lão cười:
    - Theo như lão biết thì không phải thế. Có lẽ võ phái đầu tiên ở xứ này đã theo chân cụ tổ Nguyễn Chiếm Bảng vào đây đã bốn trăm năm lại là võ phái Trần gia Đông A phái. Tổ Nguyễn thọ nghiệp võ phái Trần gia, đỗ cử nhân võ, nên có tên là Nguyễn Chiếm Bảng. Là một trong những vị tổ tiền hiền có công khai sơn lập ấp ở sơn cước này, nên dân gian vẫn lưu truyền câu “nhất Nguyễn nhì Dương”.
    Ông cụ khoát một vòng tay theo hình cánh cung:
    - Chú giáo có nhận xét gì về địa hình xứ mình không? Phía đông có núi Gai, phía nam có Liệt Kiểm, phía bắc có Lạc Sơn, phía tây có rừng già. Từ đồng bằng lên đây chỉ một đường độc đạo lại leo lên con dốc Tranh ngất trời. Đất có thế của một cứ địa, một sào huyệt mà con nhà võ vốn ưa chuộng. Đó là lựa chọn của cụ tổ Nguyễn.
    - Thế cụ tổ có truyền thụ võ công cho con cháu không cụ?
    - Có chứ, vùng lam sơn chướng khí, cọp gầm beo rống, lại trăn tinh xà thần, không có công phu Trần gia phái thì con người làm sao chống chọi nổi với dã thú. Múa côn sắt cự với mãnh hổ, triển nội công đấu với trăn tinh theo lão đều là thật cả đấy chú giáo ạ. Về sau thú dữ tản dần lên núi cao, lại dần dần súng ống ra đời, công phu võ học cũng theo đó mà mai một. Song công đầu đến nay vẫn thuộc về tổ Nguyễn.
    - Thế còn “nhì Dương” là sao hở cụ?
    - Ờ, cái này lại cũng là một huyền thoại. Vùng Việt An xưa tích đầy lam sơn chướng khí. Con người lấn dã thú tìm đất sống, lại đối mặt với dịch bệnh hoành hành. Vùng đất cho ra rau cỏ tốt tươi lại là vùng có nguồn nước độc. Dân mình xưa quen sống hoang dã, có ăn sôi uống chín gì đâu. Đói thì rau rừng, trái rừng, khát thì nước suối, lâu ngày ai cũng vàng da chướng bụng, chết dần chết mòn. Cụ tổ Dương là người có chữ, rành y lý. Cụ ngày ngày lên rừng hái lá đào củ, đem về làm thứ thuốc Nam cho mọi người dùng, công hiệu như thần dược. Bệnh tật bị đẩy lùi. Nhớ ơn cụ Dương, dân làng ghi cụ vào vị trí nhì.
    - Thế môn thuốc bí truyền ấy nay còn không cụ?
    - Bí kíp nghề thuốc còn ngặt nghèo hơn cả nghề võ, chỉ truyền cho đích tử. Về sau vì vậy mà thất truyền. Song soi vào y học nay không phải là không có lý. Chú giáo có thấy bây giờ dân vùng dưới vẫn kéo nhau từng đoàn người lên đây tìm khai thác cây cà gai leo không? Ta nghĩ chính cây cà gai leo này là vị thuốc đứng đầu trong đám quân thần tá sứ của nghề thuốc Nam, công dụng chữa xơ gan cổ trướng, là bệnh dịch hiểm nghèo xưa ấy chú giáo ạ!
    - A, hay quá cụ à, thế mà con cứ ngỡ dịch bệnh phải là loại độc trùng nào lợi hại ghê gớm lắm chứ.
    Cụ cười khà:
    - Chú nghĩ cũng không sai, chỉ có điều đó không là trường hợp của xứ này. Chú có nhớ dã sử kể Cao Biền xưa cai trị đất mình không? Lão là một phù thủy cao tay ấn, có thể rấm đậu thành binh. Lão sai lũ âm binh đi chiêu dụ các oan hồn chết vì dịch bệnh đem độc trùng rải khắp nhân gian. Dân ta thọ bệnh trở thành yếu đuối còi cọc, không đủ sức chống chọi bọn cai trị. Về sau bị Sơn thần Tản Viên phá phép, lão Cao hoảng sợ bỏ xứ ta chuồn về bên Tàu, rồi chính lão cũng bị chính những độc trùng hại chết. Luật trời vốn thế, ác giả ác báo.
    Trầm ngâm một lúc, ông cụ thở dài:
    - Câu chuyện độc trùng ngỡ đã vào truyền thuyết, giờ lại hoành hành. Cái anh covid này không biết bí quyết độc môn phương nào mà ghê thật. Chú giáo nghĩ, cả thế giới vận công chống chọi với nó mà xem màu hãy còn lao đao. À, chú giáo có đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung không? Ta coi màu con covid này na ná con Tam thi não thần đan của lão Nhậm Ngã Hành quá. Hễ vướng vào là cả đời bị lão ta khống chế.
    - Dạ, con nhớ ra rồi. Giáo chủ Triêu dương thần giáo chế ra loại độc trùng có tên Tam thi não thần đan, dùng nó để khống chế cục diện võ lâm. Hễ bị lâm độc trùng của lão thì đúng ngày mồng năm tháng năm phải về triều kiến để lão ban phát thuốc giải. Nếu không tuân mệnh sẽ bị độc trùng ăn mòn hết não, đau đớn khôn cùng rồi mới chết. Hà hà, diệu kế cụ nhỉ?
    Cụ Phương trừng mắt bảo tôi:
    - Đó là độc kế, sao lại diệu? Mà cái đầu óc nghĩ ra những chuyện hại người như vậy quả chỉ có thể là sản phẩm của một kẻ ác quyền bá đạo. Mà chú giáo có tin rằng con covid này sẽ bị khống chế không?
    - Dạ, con tin, dù gian nan cụ ạ. Xưa Nhậm Ngã Hành tung hoành vì đám võ lâm còn mải mê tranh đoạt ngôi vị bá chủ võ lâm mà cắn xé lẫn nhau, không đủ lực để chống chọi với lão Nhậm. Nay thì cả thế giới hiệp lực để khống chế covid mà cụ.
    - Hà, ta cũng tin thế. Võ lâm Trung nguyên xưa kỵ úy nhất là các thế lực văn minh bên ngoài. Đạn chỉ thần công của lão Hoàng Dược Sư từ đảo Hoa Đào veo véo như súng tiểu liên, rồi Cáp mô công uy lực như đại bác Tây phương của Âu Dương Phong. Nay thì cả thế giới văn minh đã rùng rùng xuất chiêu rồi. Ta cũng tin lắm.
    Bất chợt cụ Phương hỏi:
    - Chú giáo có biết vì sao ta lại đem bí kíp võ công độc môn biểu diễn cho chú giáo xem không? Ta đã bảo đó là bí quyết vận công hộ thể. Cơ thể có tráng kiện thì mới chống chọi lại được dịch bệnh. Chú là người có uy tín, chú nói người ta tin. Ta già rồi, muốn chỉ vẽ phổ thông để mọi người cùng học hỏi. Cũng là cố góp chút sức cho cộng đồng.
    Cung kính tôi thưa cụ Phương:
    - Tâm huyết của cụ, con xin ghi khắc. Riêng sự động viên con cháu của cụ đã là một đóng góp lớn lao rồi.
    Cạn hết ly rượu sâm nam, nhấm quả táo, một ân huệ hiếm hoi bởi cụ Phương rất ít khi tiếp khách. Chào cụ tôi ra về. Còn nghe lời cụ ân cần dặn tôi:
    - Mai mốt chú giáo nhớ lại đến. Có khi chú giáo lại là đệ tử ký danh đầu tiên ta truyền cho bí kíp độc môn đấy.
    Bước ra đầu ngõ, cô Hương, cháu gái cụ đi đâu vừa về, khẽ chào và nép mình cho tôi ngang qua. Lòng chợt vui vui. Nhủ chắc mai mốt sẽ thành tâm làm đệ tử ký danh nhà Thiếu lâm võ phái!

Kết Thúc (END)
Nguyễn Tấn Ái
» Quán Chủ
» Chuyện Làng
» Khai Cuộc
» Bí Kiếp
Những Truyện Ngắn Khác
» Chữ Người Tử Tù
» Quán Chú Mùi
» Chén Trà Trong Sương Sớm
» Đau Gì Như Thể ....
» Bố Chồng
» Đời Như Ý
» Bông Hồng Vàng
» Làm Mẹ
» Bụi Quý
» Bên Bờ Biển
» Đánh Thơ
» Người Thứ 79
» Báo Oán ( Khoa Thi Cuối Cùng )
» Quà Giáng Sinh
» Trên Đỉnh Non Tản
» Mùa Mắm Còng
» Cho Anh Yêu Em Cả Đời Này Nhé! Xin Em
» Tuyết
» Đời Khổ
» Hoa Học Trò