Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Bốn Cái Chết Tác Giả: Sưu Tầm    
    Hầu hết học sinh trong trường quốc tế không thích thầy Minh bởi thầy rất nghiêm khắc. Nghe tin thầy nghỉ phép một ngày, không cần biết lý do gì, lũ học sinh nhốn nháo muốn nổi loạn lâu nay mừng ra mặt, hứa hẹn một bữa Pạc – ty ra trò. Kyomi vừa phết sơn móng tay vừa cằn nhằn với tôi về việc móng tay, móng chân nhanh dài ra. Mới cắt tối trước, sáng hôm sau đã dài ra rồi.
    Tôi cũng háo hức vụ Party lắm, nhưng hơi chạnh lòng bởi tôi biết lý do thầy phải nghỉ. Bác Vỹ – anh trai thầy đột nhiên bị tai nạn đường sắt mà qua đời. Trước đó một tuần, chú Điệp – em họ thầy cũng mất do điện giật.
    Mọi người trong làng tôi nói, bà Vức – mẹ thầy chết vào giờ trùng tang nên nhà còn nhiều người nữa phải đi theo. Mới được hai tuần, mộ bà còn chưa xanh cỏ, trong nhà đã thêm hai lần giăng trắng màu khăn tang.
    Xong Party ở trường, tôi về nhà, vừa kịp chứng kiến cảnh ông nội đóng sầm cửa phòng đầy tức tối. Bố tôi đang ngồi ở phòng khách, có vẻ mệt mỏi.
    – Con chào bố! Lại chuyện gì vậy ạ?
    – Trong khi bố đang cố gắng giải thích với dân làng rằng cái chết của bác Vỹ và chú Điệp là do tai nạn thì ông nội con lại đứng về phía họ nghĩ do trùng tang, phải đào mồ, yểm bùa vào quan tài – Bố tỏ rõ vẻ bất lực
    – Con rửa tay rồi ăn cơm đi, ông và bố đã ăn rồi.
    – Dạ, vâng!
    Tôi cất cặp rồi gõ cửa phòng ông. Không thấy mở, tôi bèn lên tiếng:
    – Là cháu đây, ông mở cửa đi.
    Cửa liền mở. Tôi đi vào, ngồi xuống cạnh ông.
    – Ông à, trùng tang là cái gì vậy ạ?
    – “Trùng tang” là cách nói người chết phạm phải năm hoặc tháng, giờ xấu do đó linh hồn không thể siêu thoát nên cứ quanh quẩn trên dương thế, bị “Trùng khảo” tra hỏi rồi “trùng” sẽ lần lượt “bắt” theo từng người thân trong tộc.
    – Ông đã bao giờ thấy “trùng khảo” chưa ạ?
    – Rồi, nó giống quạ, nhưng to hơn quạ rất nhiều. Trước đây, vùng này còn là đất hoang, mỗi khi có người chết phạm giờ “trùng tang” mà không được yểm bùa, nửa đêm “trùng khảo” sẽ đậu trước mộ người đó, mỗi khi nó “Quạ” một tiếng, ở dưới mộ phát ra một tiếng “Óe” trả lời. Ấy là nó đang tra khảo người ở dưới mộ kia về dòng tộc mình.
    – Vậy nếu không tránh khỏi chết vào giờ “trùng tang” thì phải làm sao ạ?
    – Ngày xưa, nếu phạm vào “trùng tang”, người ta sẽ dán lá bùa kỵ vào đầu quan tài để “trùng khảo” sợ mà không dám quấy nhiễu. Nhưng nay, chả còn ai tin vào, cũng rất khó tìm được người biết làm bùa. Ông nội thở dài.
    …
    Tôi cầm một tô đầy ăm ắp cơm và thức ăn ra phòng khách, vẫn thấy bố ở đó.
    – Bố ăn cơm với con!
    – Bố ăn rồi. Ông đi ngủ chưa? Ông có nói gì với con không?
    – Dạ, rồi ạ! Ông kể cho con nghe về “trùng tang” và “trùng khảo”.
    Trán bố tôi hơi nhăn lại. Tội nghiệp bố, tôi sắp đề cập đến vấn đề khá mệt mỏi.
    – Bố này, giả sử, con chỉ giả sử thôi nhá, nếu có thêm vài vụ như thế này nữa, bố có tin vào “trùng tang” và “trùng khảo” không ạ?
    – Bố tin.
    Tôi mở to mắt hết cỡ nhìn, không tin vào tai mình.
    Bố xoa đầu tôi nói tiếp:
    – Bố sẽ tin nhưng theo cách của khoa học. Theo lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng: “Trong mối quan hệ giữa người chết bị “trùng tang” và người bị “trùng bắt” không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số khác nhau nhiều nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic. Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống”.
    – Còn lý thuyết nào phổ thông hơn không ạ? – Tôi gãi đầu.
    – “Trùng tang” là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”.
    – Vậy tại sao đúng vào giờ “trùng tang” lại hay diễn ra những vụ ấy, còn “trùng khảo” nữa?
    – Còn một cách hiểu khác, “trùng khảo” là một loại trùng sinh ra trên xác người chết trong một điều kiện không khí, nhiệt độ đặc biệt và nó sẽ ký sinh và phát triển trên những vật chủ có cùng huyết thống. Bằng cách nào đó, dân gian biết và lưu truyền cách tính thời gian xuất hiện điều kiện đặc biệt ấy, gọi là “trùng tang”. Cách hiểu này cũng có thể giải thích được tại sao những người trong dòng tộc bị chết sau đó. Sao vậy? – Bố hỏi khi thấy mắt tôi sáng long lanh ngưỡng mộ.
    – Bố giỏi quá!
    
- o O o -

Kết Thúc (END)
Sưu Tầm
» Vẫn Biết Rằng
» Lời Tình Không Dám Nói
» Dạ Khúc Tình Yêu
» Tìm Chút Ân Tình
» Thà Rằng
» Lời Cuối Cho Anh
» Cho Tôi Xin
» Mảnh Tình Sầu
» Khóc Cho Kỷ Niệm
» Khóc Cho Những Cuộc Tình
» Cho Cuộc Tình Lỡ
» Người Ấy
» Con Trai VS Con Gái
» Thư Bố Gửi Con
» Đom Đóm Và Giọt Sương
» Crazy Fan!!!!
» Vở Kịch Câm Và Chai Nước
» Một Thoáng Yêu Đương
» Ba Giỏ Khoai Lang
» Tiêu Sầu
» Ly Hôn
» Gieo Quả Được Quả
» Chai Nước Giữa Sa Mạc
» Tiếng Đêm
» Người Phụ Nữ Bố Yêu