Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Ký Ức Sông Bồ Tác Giả: Sưu Tầm    
    Như vậy là tôi đã về lại sông Bồ, nơi lưu giữ những kỷ niệm và cả những ân tình. Thật ra thì tôi chẳng nhận ra quê hương của mình. Bởi những câu ca dao và câu chuyện về làng quê cổ kính nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông xanh biếc ấy đã in vào lòng người từ thủa nào. Làng quê sau chiến tranh nhiều năm, đã thay da đổi thịt với những làng quê được dựng lại, những ngôi nhà nhỏ bé đã được gầy dựng và trường học còn mới vôi ve. Mà lòng tôi vẫn in hằn những mái đình, mái chùa cũ kỹ năm nào, giờ tìm không thấy nữa.
    Thật buồn cười, tôi cứ đi, như kẻ mộng du, như kẻ lạc đường giữa quê hương của mình vậy. Biết mình đã về đến nơi, đã tới dòng sông ký ức, đã đến nơi chôn rau cắt rốn của mình, mà sao vẫn đi tìm kiếm quê hương mình vậy, đi tìm một làng quê đã mất. Ngôi nhà cũ kỹ của gia đình, tòa nhà lim cổ mấy trăm năm, bao nhiêu thế hệ sinh ra lớn lên, chờ đợi những người con cháu trở về, giờ còn đâu.
    “Khách phương xa” đứng trên bãi đất trống trơ trọi một mình, nhìn những viên đá cũ kê chân cột nằm chỏng chơ. Một người địa phương bảo: “Những năm chiến tranh giặc kéo về càn, đốt hết, ủi hết, làng này không còn gì ngoài một bãi hoang”. Giọng người ấy nghẹn lại và có gì đôi chút ngượng ngùng: “Giặc quá đông, quân dân ta chủ yếu chỉ là du kích, bộ đội chủ lực còn ở xa, nên chúng nó mới phá được hết như thế”. Anh ấy là du kích, áo rách nằm ruộng, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng mới chịu rút đi, để lại sau lưng làng quê cháy rực.
    Bên dòng sông xanh biếc có một quán bún hến nghèo của đôi vợ chồng trẻ. Họ đón tôi bằng ánh mắt tò mò mà hỏi: “Tìm mộ à?”. Ừ nhỉ, người nơi xa về chắc hẳn tìm mồ mả cũ. “Bún hết rồi, còn lạc còn bì, vậy mời anh chai bia”. Chẳng còn biết đi đâu, nghỉ chân chút cũng tốt thôi, chỉ sợ trả tiền bia lại không lấy thôi.
    “Nghĩa trang cũng mất tiêu rồi – người chủ quán tâm sự - Chiến tranh bom đạn vùi lấp, hòa bình thì giải tỏa xây dựng. Mỗi mộ giờ đi một ngả chứ không quần tụ như ngày xưa. Nếu lúc giải tỏa anh không về, chắc họ đưa vào diện mồ vô chủ, giờ khó tìm lắm đó”. Bèn giở cuốn gia phải cũ nát mang theo, trong ấy ghi ông cụ, bà kỵ người chôn chỗ nọ, người nằm chỗ kia. Có sơ đồ hẳn hoi. Cứ tưởng vậy là rõ rồi. Vợ chồng chủ quán lại bảo: “Cồn ấy thì không còn vì nước ngập đã lâu, xứ kia giờ là đồng rộng, chỉ có lúa ngô thôi”. Họ còn bảo: “Chắc anh phải cả trăm năm mới về ấy nhỉ”.
    Khách nói với người chủ quán: “Chúng ta là người cùng họ đấy, nhưng khác làng”. Anh kia mỉm cười: “Thế à, bố tôi trưởng họ, nhưng đang đi chơi thăm bạn chưa về. Không biết giữa chúng ta có cùng ông tổ, cùng nhánh gì không? Chúng ta quần tụ ở quanh sông Bồ này đã mấy trăm năm rồi chứ ít đâu”. Anh ta lại bảo: “Nhà thờ họ chúng ta trước kia cổ kính lắm, đẹp nhất vùng, nhưng giặc về dùng máy ủi chuyên dụng ủi chẳng còn gì”.
    Khách đã đọc nhiều, viết nhiều, nghe nhiều, nhưng chưa bao giờ lại chứng kiến hậu quả chiến tranh như trong một cuộc điền dã thế này. Tất cả chùa, đình, nhà thờ các họ quanh sông Bồ đều bị địch san phẳng hết. “Giặc giã hiểm ác lắm anh ơi!” người chủ quán mỉm cười nói với khách, như che giấu một nỗi đau mà thậm chí người ta không thể mô tả được: “Anh đừng bao giờ quên điều ấy”.
    Anh không quên quê hương mình, rõ rồi, nhưng còn gì để nhớ, sau những trận càn và những cuộc triệt phá đầy chủ đích của quân thù, đó là giặc muốn xóa bỏ nguồn cội của người đi làm cách mạng, khiến những lớp trẻ lớn lên không còn quê quán mà về.
    Thật trớ trêu, những người về lại quê hương đầu tiên lại là binh lính chế độ cũ. Người thợ xây trong nghĩa trang, ngày ngày xây mồ mả, kể: “Tôi bị gọi vào lính, trốn mãi không được. Tháng 4-1975, quân giải phóng tấn công, đơn vị tôi cởi áo vứt ra đường, đi bộ vào thành phố. Tôi bắt xe về quê. Lúc ấy bố tôi đã về trước rồi. Bố tôi đi theo cách mạng. Hai bố con dựng lại ngôi nhà lá mà ở, quần áo chẳng nhiều, bố tôi mặc đồ bộ đội giải phóng mà tôi mặc đồ rằn ri để làm nhà”.
    Trầm tư bên đống gạch còn mới tinh tươm, anh lính chế độ cũ kể tiếp: “Mấy hôm sau thì cô bác đi hoạt động cách mạng mới về bằng ô-tô, có cả bảo vệ nữa. Tôi vẫn mặc đồ rằn ri ấy mà dẫn mọi người đi thăm mồ mả”. Người ấy còn bảo: “Lúc cô bác tôi đi rồi, cán bộ xã còn hỏi cán bộ nói gì với tôi đấy? Tôi thành thực mà trả lời xã là bác tôi chẳng nói gì cả, vì chúng tôi đi tìm mồ mả suốt buổi mới ra, bom đạn cày xới, nhiều năm không ai chăm sóc, chỉ sợ thắp hương nhầm mộ người ta!”.
    Tôi ghé làng bên, thăm người em thời đại học. Những năm tôi chưa về quê, chính Trâm thường kể cho nghe những câu chuyện về sông Bồ. Nhà Trâm nuôi chim cút, Trâm học giỏi toán, kín đáo và khiêm nhường. Trâm thường bảo: “Có quê mà anh không chịu về hỉ”. Khi ấy tôi thường bảo: “Ông cụ nhà mình vẫn về, việc giỗ chạp hương hỏa chưa phải việc của anh đâu”.
    Trâm đang dạy ở một trường học bên sông, nom gầy hơn xưa, đôi mắt vẫn xanh mướt. Tôi chột dạ khi Trâm bảo: “Em vẫn nhớ anh rứa đó”. Ừ, bạn bè anh em một thủa chẳng lẽ quên, mà sao nghe cái giọng quê lại phải chột dạ.
    Lúc học đại học, tôi theo nghề của nhà, hay chụp ảnh mưu sinh. Tôi học trước Trâm mấy khóa, có lần chụp ảnh cho Trâm và một bạn tên Phương thì phải, tấm phim chụp Trâm và Phương sau trường vẫn còn đó. Có điều giờ gặp lại thấy em mảnh mai và điềm đạm hơn nhiều.
    Trâm bảo: “Em nghĩ trước sau gì anh cũng phải về thăm quê anh thôi, nhưng không ngờ đến tận bây giờ mới về”. Tôi biết giải thích thế nào. Rồi Trâm lại bảo: “Quê nghèo, vất vả, chiến tranh tàn phá hết cả rồi, có gì đẹp nữa đâu”. Tôi bèn bảo: “Còn sông Bồ đó thôi”. Trâm lắc đầu: “Sông bị khai thác cát sạt lở đó, không đọc báo à”. Tôi chỉ còn biết cười mà lắc đầu.
    Ngôi trường nhỏ xinh nằm sau những rặng cây, bên dòng sông Bồ xanh êm đềm, tiếng trẻ bi bô nói thứ tiếng vùng sông Bồ nghe vừa nhè nhẹ mà vừa như xoáy vào tim can người ta vậy. Trâm đang dạy cho bọn nhỏ đọc những bài thơ quê hương mà tác giả của chúng là cố thi sĩ Tố Hữu, nhà ông cũng ở ven sông Bồ, khuất sau rặng tre kia:
    “Huế mình đẹp nhất lòng dân
    Mùa Thu khởi nghĩa, mùa Xuân dậy thành
    Ngày đi tóc hãy còn xanh
    Mai về, dù bạc tóc anh cũng về”
    (Nước non ngàn dặm)
    Tôi muốn mượn lời thơ Tố Hữu mà nói với người em rằng Huế không chỉ đẹp với sông Hương núi Ngự và thành quách lâu đài, Huế còn có những con sông nhỏ vô danh như sông Bồ và nhiều con sông khác nữa, duyên dáng êm đềm xanh mướt. Những làng quê điêu tàn qua chiến tranh mà giờ đây đang xanh lại những ruộng rau và những luống hoa. Những ngôi chùa mới dựng lại hẵng còn đạm bạc mà chiếc mõ đã mòn. Những câu chuyện bên tô cơm hến vẫn là về dòng sông Bồ năm xưa lúc khai canh lập xứ.
    Tôi muốn nói điều gì đó với Trâm, nhưng cô đã vào lớp và giọng Trâm đã hòa lẫn với giọng đọc ấm áp trong trẻo của học trò chung một bài thơ về quê hương.

Kết Thúc (END)
Sưu Tầm
» Vẫn Biết Rằng
» Lời Tình Không Dám Nói
» Dạ Khúc Tình Yêu
» Tìm Chút Ân Tình
» Thà Rằng
» Lời Cuối Cho Anh
» Cho Tôi Xin
» Mảnh Tình Sầu
» Khóc Cho Kỷ Niệm
» Khóc Cho Những Cuộc Tình
» Cho Cuộc Tình Lỡ
» Người Ấy
» Con Trai VS Con Gái
» Thư Bố Gửi Con
» Đom Đóm Và Giọt Sương
» Crazy Fan!!!!
» Một Thoáng Yêu Đương
» Vở Kịch Câm Và Chai Nước
» Ba Giỏ Khoai Lang
» Tiêu Sầu
» Ly Hôn
» Gieo Quả Được Quả
» Chai Nước Giữa Sa Mạc
» Tiếng Đêm
» Người Phụ Nữ Bố Yêu