Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Trả Nợ Cho Con Tác Giả: Sưu Tầm    
    Nay đã vào độ chớm thu nhưng khí trời vẫn còn oi bức. Ấy vậy mà cái xóm nhỏ ven sông cứ phả những hơi thở lạnh toát. Người người kéo nhau rời bỏ xứ khăn gói ra thành phố kiếm sống. Phụ hồ, thợ sơn, công nhân, bán vé số là những nghề được người dân ở đây chuộng nhất. Cứ thế họ để mặc ruộng lúa khô nước, rẫy khoai cỏ mọc um tùm rồi dật dờ tha phương. Xóm nhỏ vắng vẻ, cô liêu chỉ vài bóng người quen bám ruộng, bám làng. Trên chiếc giường tre cạnh cửa sổ, vợ chồng lão nhìn nhau thở dài.
    - Thằng Tiến không có nhà tôi thấy buồn quá. Bà Hai thở dài.
    - Nó ngu nó chịu.
    Ông Hai giận dữ đứng phắt dậy ra đằng sau nhà. Nhóm lửa. Vẫn như thường ngày nhưng chiếc ấm nhỏ đen thui không buồn cọ, nắm chè khô không buồn rửa. Ông cho tất vào nồi đun sôi một cách qua loa rồi ra võng nằm.
    Bà Hai quấn chặt chiếc khăn nhung trên đầu. Miệng vẫn nhai trầu nhưng đôi mắt đùng đục ấy ngân ngấn nước. Bà gói ba bộ đồ, năm gói mì tôm, vài lon gạo vào một cái giỏ rồi nhanh nhẹn ra khỏi nhà.
    - Tôi đi lên huyện thăm thằng Tiến. Tội nghiệp. Đôi dép nó cũng không mang. Bà òa khóc.
    - Mặc kệ nó. Ông xoay người vào trong. Giọng lạc hẳn đi.
    Ông châm điếu thuốc. Hít một hơi thật sâu và nhả khói. Ông ghét cái bọn lừa gạt, trộm cắp nhưng sao xót thằng con quá. Ngay lúc người ta khốn khó phải vay tiền phẫu thuật bệnh tim cho con mà nó cũng cướp giật.
    - Dù gì nó cũng là con trai của ông. Bà lão mếu máo gạt nước mắt.
    - Hôm trước nghe chú Thực nói phải trả lại số tiền thằng Tiến đã xài hết thì mong tội mới giảm nhẹ được.
    - Thiệt vậy hả ông. Vậy để tôi đi mượn.
    - Bà mượn đâu ra cả trăm triệu đồng?
    Nói vậy nhưng ông Hai cũng ngồi bật dậy. Suốt hai ngày liền, đôi vợ chồng già chạy vạy đầu trên xóm dưới được hai triệu. Ba chỉ vàng dành dụm lâu nay cũng đem ra bán. Được mười một triệu hai trăm. Chỉ hơn một phần mười số tiền thằng Tiến lấy của người ta. Ông nhìn sang vợ.
    - Sáng mai, tôi đi ra thành phố bán vé số với ông Đàn. Nghe người ta nói cũng kiếm được hơn trăm ngàn mỗi ngày. Ở nhà không biết xoay xở đâu ra ngần ấy.
    - Ông cho tôi đi theo phụ với. Bà Hai đưa khăn lau nước trầu ri rỉ khóe miệng.
    - Bà ra đó không khéo đi lạc. Ở nhà rồi đi vô đi ra thăm thằng Tiến.
    Tối hôm đó, bà Hai lục áo quần chuẩn bị khăn gói cho chồng. Đâu vào đấy, bà lôi chiếc tráp trầu ra ngồi tem. Ông Hai vẫn phì phèo trong làn khói trắng trên chiếc võng không buồn đưa. Nhắm mắt. Tuy vậy, ông vẫn nghe rõ tiếng giã trầu, tiếng thút thít thỉnh thoảng ho sặc sụa của bà Hai. Cả đêm vợ chồng ông không chợp mắt được giấc nào.
    Thành phố Đà Nẵng ồn ào náo nhiệt. Người người tấp nập qua lại. Nhà nhà san sát nhau chứ không nằm rải rác như ở quê. Tiếng còi xe inh ỏi. Tiếng cười nói nhộn nhịp xoáy vào tai. Mới hai ngày bươn chải mà khuôn mặt ông Hai hốc hác hẳn đi. Khuôn mặt chằng chịt vết chân chim bổ ngang dọc làm lộ rõ tuổi già.
    Đến lượt ông Hai đổi vé số. Hôm nay may mắn chỉ trả lại vài tờ chưa bán được. Sau một hồi tính toán, người chủ đại lý đưa cho ông tờ giấy ghi rõ ràng từng con số viết vội. Ông Hai cầm lên dòm sát nhẩm nhẩm rồi cười khì đặt xuống.
    - Đúng rồi chú ạ!
    - Của bác là hai trăm tám mươi sáu ngàn. Giờ lấy bao nhiêu?
    - Bốn trăm tờ.
    - Của bác đây. Người tiếp theo.
    Ông Hai bỏ tiền vào bao ni-lông mỏng gói thật kỹ. Bước ra ngoài đường, đưa tay quẹt mồ hôi. Ông không muốn nghỉ ngơi phút nào dù người đã lả mệt. Bàn chân run run chậm chạp đi dọc vỉa hè. Bài nhạc quê hương đâu đó vang lên làm ông thoáng chạnh lòng. Ông Hai theo tiếng hát vào bên trong một quán cà phê để thử vận may của mình. Người khách trẻ ăn mặc sang trọng ngồi một mình trên chiếc bàn vuông vắn ngoắc ông. Mừng rỡ, ông Hai đi vội suýt va vào bậc thềm.
    - Số đẹp không?
    - Chú cứ xem đi, thích cái nào thì lấy.
    Sau một hồi lật tới lật lui, người thanh niên lấy mười tờ. Trả tiền đầy đủ, anh ta nhìn ông cười.
    - Tôi có được ba tờ vé số trúng giải bảy mà sắp phải đi công việc không ghé trung tâm xổ số. Lão xem đổi cho tôi được không?
    - Chú trúng giải bảy đài nào?
    - Đắk lắk. Đây. Lão xem đi.
    Cầm bốn tờ vé số trên tay, ông Hai nheo mắt nhìn. Ông cẩn thận dò thời gian, địa điểm và các con số.
    - Vậy chú tính đổi thế nào?
    - Tôi lấy hai tờ. Một tờ biếu lão coi như trả công.
    Ông mở bao ni-lông ra đếm tiền đưa cho khách không quên cảm ơn rối rít. Cầm ba tờ vé số giải bảy, ông cất thật kỹ vào một túi riêng. Nghĩ đến nụ cười hiền hậu của vợ khi đứa con trai được giảm án, ông Hai vui lắm nhưng cố giấu vẻ sung sướng, gói ghém đồ rồi sang bàn khác. Người thanh niên tạm biệt ông rồi bước lên chiếc xe ga sang trọng.
    Không kìm được lòng, ông Hai rời quán cà phê đi ngược về hướng đại lý vé số. Bước chân nhanh nhẹn hẳn. Miệng tủm tỉm cười khi nghĩ về thằng Tiến ngồi ăn chung mâm cơm với vợ chồng ông. Một ngày không xa nào đó nó sẽ lấy vợ, sẽ sanh con, sẽ tu chí làm ăn,…
    Thấy chủ đại lý ngồi xem ti vi, ông Hai đưa tay lên ngoắc kiểu thân mật.
    - Đổi giúp tôi mấy tờ vé số giải bảy, Đắk lắk.
    - Bác đưa cháu xem.
    Người chủ đại lý giơ tấm vé số năm lần bảy lượt soi đủ hướng. Anh ta rất kỹ lưỡng trong từng con số, cái chữ. Đột nhiên anh ta dừng lại, ở tờ vé số cuối cùng.
    - Mấy tờ này khách đổi cho bác à?
    - Sáng có cậu thanh niên đổi ba tờ nhưng chỉ lấy hai tờ còn tặng cho tôi một tờ. Ông Hai cười thành thật.
    - Bác ơi! Bác bị lừa rồi. Mấy tờ vé số này là giả. Nhìn thì giống nhưng cháu dùng thiết bị để soi thì thấy vết mực mờ lắm.
    - Đâu? Cậu cho tôi xem.
    Ông Hai nheo mắt nhìn những con số. Bên tai cứ ù ù tiếng của chủ đại lý mà ông chẳng nghe được anh ta nói gì. Ông cứ cố gắng nhìn săm soi mười mấy phút đến nỗi chảy nước mắt rồi run run bỏ cái kính lúp xuống.
    - Tôi… tôi phải đi tìm cậu thanh niên đó.
    - Anh ta giờ chắc cũng ra khỏi thành phố rồi bác ơi. Trường hợp thế này nhiều lắm, ở đây cháu gặp hoài.
    - Đúng là quân ăn cướp trắng trợn giữa ban ngày mà. Ông buột miệng.
    - Bác phải cẩn thận chứ?
    - Quân ăn… ăn cướp sao? À phải rồi. Giật tiền từ trên tay người khác chả là ăn cướp thì là gì? Ăn cướp của người khốn khổ thì ở tù cũng đáng. Ông Hai mếu máo gạt nước mắt. Ông run rẩy bước ra cửa hàng. Miệng vẫn không ngừng lẩm bẩm. Mắt dáo dác nhìn quanh. Người chủ đại lý lắc đầu nhìn theo thương hại.
    Ông Hai chạy hết quán này đến quán nọ tìm người thanh niên trẻ. Ông cố nhớ gương mặt, đôi mắt, vóc dáng và cả chiếc xe để mô tả nhưng chẳng ai biết hắn ta ở đâu. Phố đã lên đèn. Xe cộ vẫn chưa bao giờ thưa thớt. Người người vẫn tấp nập qua lại. Trên con đường rẽ vào con hẻm, bóng ông ngả dài chậm chạp di chuyển trong đêm. Tay ông dường như vẫn cầm chặt ba tờ vé số.

Kết Thúc (END)
Sưu Tầm
» Vẫn Biết Rằng
» Lời Tình Không Dám Nói
» Dạ Khúc Tình Yêu
» Tìm Chút Ân Tình
» Thà Rằng
» Lời Cuối Cho Anh
» Cho Tôi Xin
» Mảnh Tình Sầu
» Khóc Cho Kỷ Niệm
» Khóc Cho Những Cuộc Tình
» Cho Cuộc Tình Lỡ
» Người Ấy
» Con Trai VS Con Gái
» Thư Bố Gửi Con
» Đom Đóm Và Giọt Sương
» Crazy Fan!!!!
» Một Thoáng Yêu Đương
» Vở Kịch Câm Và Chai Nước
» Ba Giỏ Khoai Lang
» Tiêu Sầu
» Ly Hôn
» Gieo Quả Được Quả
» Chai Nước Giữa Sa Mạc
» Tiếng Đêm
» Mơ Xuân