Bí Danh:
Mật Mã:
Đăng Ký / Register
Tên Truyện   Tác Giả   Truyện hay Tác Giả
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Phim Video Nghe Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Nghe Truyện Ngắn Audio
Nghe Truyện Dài Audio
Nghe Truyện Ma Audio
Truyện Cổ Tích Video
Học Sinh Cười
Truyện Cổ Tích
Truyện Cười
Truyện Dài
Truyện Học Trò
Truyện Kiếm Hiệp
Truyện Ma (Kinh Dị)
Truyện Ngắn
Truyện Quỳnh Dao
Tất Cả Thi Sĩ
 
Truyện Ngắn » Mẹ Không Cần Tiền Tác Giả: Sưu Tầm    
    Cấp 1
    NGÀY THỨ NHẤT
    – Mẹ ơi mẹ mua xe đạp cho con nhé.
    – Để lúc nào có tiền mẹ mua cho con nhé. Tiền mẹ vừa đóng học cho con hết rồi.
    – Thôi mẹ mua luôn đi không con không tới trường đâu.
    – Vậy để mẹ đèo con đi học song mẹ về đi làm nhé. Khi nào đủ tiền mẹ sẽ mua cho.
    – Mẹ hứa đấy nhé.
    – Ừ mẹ hứa mà.
    Để có tiền mua xe cho con mình đi học người mẹ đã phải nhịn cơm trưa hàng tuần liền để lấy tiền đó dành dụm mua xe.
    NGÀY THỨ HAI
    – Mẹ ơi sao nhà mình không có tivi hả mẹ.
    – Nhà mình nghèo nên không có con ạ.
    – Mẹ mua tivi đi ở lớp con nhà ai cũng có tivi hết có mỗi nhà mình không có.
    – Vậy khi nào có tiền mẹ mua tivi nhé.
    – Thôi mẹ mua ngay đi ba tháng lương của mẹ đủ mà mẹ đi vay song khi nào mẹ lấy lương mẹ trả người ta.
    Công việc hàng ngày của mẹ là đi nhặt ve chai, bán từng tờ vé số, mẹ làm đủ thứ nghề nhưng nó không biết bởi mẹ nói dối nó mẹ làm công nhân trong nhà máy
    Cấp 2
    NGÀY THỨ NHẤT
    – Mẹ ơi con học cấp hai rồi đi học về mệt lại còn phải nấu cơm, mà bài tập còn nhiều nữa. Mẹ mua nồi cơm điện đi.
    – Mẹ chưa có tiền con ạ. Tiền lương tháng này mẹ đóng học cho con hết rồi.
    – Vậy mẹ đi vay đi. Mua nồi một triệu cũng được. Mẹ không mua là con không nấu cơm đâu.
    – Vậy để tháng sau mẹ lấy lương mẹ mua cho con nhé.
    – Mẹ hứa nhé.
    – Ừ mẹ hứa.
    NGÀY THỨ HAI
    – Mẹ ơi sao mẹ không xây nhà để nhà dột thế này ướt hết quần áo con, sách vở cũng bị ướt rồi bị nát hết này. Mẹ có tiền mà rõ keo kiệt. Chả hiểu chết có đem theo được không mà không dám tiêu.
    – Con nghĩ xem xây nhà nhiều tiền lắm mẹ lấy đâu ra tiền.
    – Không có thì vay ngân hàng. Ở nhà thế này con làm sao chịu được.
    – Vậy để mẹ sửa lại mái nhà. Vậy là con không bị ướt quần áo và sách vở nữa nhé. Con đừng giận mẹ nữa nhé. Khi nào hết mưa mẹ sẽ sửa ngay.
    NGÀY THỨ BA
    – Đi học về rõ mệt lại phải làm bao nhiêu là việc.
    – Con lại khó chịu gì nữa sao?
    – Thì mẹ nghĩ xem bây giờ xã hội phát triển có ai như nhà mình đâu vẫn trẻ củi nấu cơm.
    – Cơm điện có rồi. Có mỗi nồi canh và nồi thức ăn mà con cũng không nấu củi được sao. Củi mẹ đã chẻ sẵn cho con rồi.
    – Mẹ đúng thật là quê. Nghĩ như mẹ thì bao giờ xã hội mới phát triển được. Mẹ suốt ngày chỉ biết cắm cổ cắm đầu đi làm thì biết gì đến những thứ hiện đại ngoài kia. Bây giờ nhà ai cũng dùng bếp ga rồi mẹ ạ. Dùng bếp ga nấu nhanh lại còn tiết kiệm được thời gian, vừa nấu con vừa học được. Mà ga có tốn gì đâu nhà mình dùng hết hai bình nhiều lắm là ba bình mà mẹ.
    – Vậy để hôm sau mẹ đi mua cho con nhé.
    Cấp 3
    NGÀY THỨ NHẤT
    – Mẹ ơi bây giờ con lên cấp ba rồi đi học xa nhà. Mẹ mua xe đạp điện cho con nhé.
    – Xe điện đắt lắm con. Lương công nhân làm gì có đủ hả con. Hay để mẹ mua cho con xe đạp mới nhé.
    – Không. Con không thích. Con thích xe đạp điện thôi. Mẹ không mua cho con, con nghỉ học. Bao giờ mẹ mua con mới chịu đi học.
    – Con không được nghỉ học. Dù thế nào con cũng phải đi học.
    – Vậy mẹ mua xe cho con đi.
    – Ừ để hôm sau mẹ đi vay tiền mua cho con nhé.
    Để mua được xe đạp điện cho nó đi học mẹ đã phải bán đi một quả thận của mình. Mua xe song vẫn còn một ít tiền mẹ để đó để mua cho nó những thứ nó thích. Mẹ luôn muốn nó có cuộc sống tốt đẹp. Mẹ không muốn nó có cuộc sống khổ cực như mẹ nó
    NGÀY THỨ HAI
    – Mẹ ơi ở lớp con ai cũng có điện thoại hết mà con không có. Mẹ mua điện thoại cho con nhé để con còn liên lạc với bạn bè và thầy cô.
    – Con thích điện thoại gì để mẹ mua cho.
    – Mẹ mới lấy lương hay được người ta thưởng vậy mà lần này xin mẹ mua mẹ đồng ý luôn.
    – Ừ mẹ mới lấy lương và được thưởng một ít. Hôm sau con cầm tiền đóng học nhé. Kỳ này phải đóng bao nhiêu vậy con.
    – Dạ ba triệu mẹ ạ. Mẹ mua iphone 5 cho con nhé.
    – Hôm sau mẹ đi mua cho con.
    NGÀY THỨ BA
    – Mẹ ơi mẹ biết sử dụng máy giặt không?
    – Mẹ không con ạ.
    – Mẹ mua máy giặt đi rồi con dạy mẹ sử dụng máy giặt.
    – mua làm gì hả con. Nhà mình có mỗi hai người. Mua tốn tiền con ạ.
    – Đúng là keo kiệt. Suy nghĩ như mẹ thì bao giờ mới tiến bộ được. Mua để giặt quần áo chứ làm gì không lẽ mua để ngắm. Mẹ nghĩ xem con đi học xa nhà mà mùa đông lại phải dậy sớm giặt quần áo lạnh lắm con không chịu nổi đâu.
    – Vậy để mẹ giặt giúp con nhé.
    – Thôi mẹ mùa đông hay mưa lắm mưa thì làm gì khô được quần áo hả mẹ. Như vậy thì con lấy đâu ra quần áo để mặc đi học. Có máy giặt rồi giặt nhanh, máy giặt lại có chức năng vắt khô. Phơi một tý là khô quần áo liền.
    – Nhưng
    – Lại nhưng nhịn gì nữa mẹ. Hay mẹ không thương con mẹ muốn con mặc quần áo bẩn, quần áo ướt đi học hay sao?
    – Không phải vậy đâu con.
    – Vậy thì mẹ mua đi.
    – Ừ vậy để mẹ đi vay tiền.
    NGÀY THỨ TƯ
    – Mẹ. Mẹ ơi ngày mai là sinh nhật con rồi. Mai là con 18 tuổi. Mẹ cho con tiền tổ chức sinh nhật nhé mẹ.
    – Con cần bao nhiêu.
    – Dạ một triệu mẹ ạ. À mà sợ thiếu mà thôi một triệu cũng được mẹ.
    – Tận một triệu á con. Sao nhiều vậy.
    – Trời ạ một triệu có gì mà nhiều hả mẹ. Mẹ tính xem bây giờ tổ chức sinh nhật phải tổ chức trong quán karaoke chứ giờ ai tổ chức ở nhà nữa mẹ. Tiền mua bánh sinh nhật, tiền hát, tiền ăn uống các thứ mà mẹ.
    – Ừ mai mẹ đưa cho. Chúc con gái mẹ sinh nhật vui vẻ.
    – Vâng.
    NGÀY MAI
    – Ê Thùy mày ước gì vậy? – Linh
    – Mày hỏi vô duyên vậy Linh. Nó ước gì phải bí mật chứ – Liên
    – Chứ không phải mày ước mày có bố đấy chứ Thùy – Linh
    – Ừ đúng rồi sao tao không thấy mày nhắc về bố mày vậy Thùy – Hải
    – Chúng mày đủ chưa. Hỏi vô duyên thế. Sinh nhật nó hỏi toàn chuyện vớ vẩn, Thùy mày kệ chúng nó đi cắt bánh đi cả chảy hết kem kìa – Liên
    Nó cắt bánh và cùng các bạn ăn uống vui vẻ. Đến khuya nó về nhà, vừa về tới nhà đã thấy mẹ ngồi ở ghế đợi nó. Mẹ thấy nó về mừng rỡ hỏi:
    – Thùy hôm nay con sinh nhật vui không?
    – Vui. Bố tôi đâu hả? Tại sao tôi lại không có bố. Bạn tôi nó vừa hỏi tôi đó. Bà trả lời cho tôi biết đi. Lúc nhỏ tôi hỏi bà bà bảo bao giờ tôi lớn bố về với tôi. Giờ tôi đã 18 rồi chưa đủ lớn để bố về sao?
    – Thùy con đừng giận mẹ. Mẹ xin lỗi con. Con hãy bình tĩnh nghe mẹ nói, thật ra bố con bỏ mẹ đi khi mẹ mang thai con được tám tháng. Từ đó đến giờ bố con chưa bao giờ về thăm con và mẹ. Mẹ cũng không có tin tức gì về bố con. Sở dĩ mẹ nói dối con là bao giờ con lớn bố sẽ về là vì bất đắc dĩ con ạ. Bởi vì mẹ muốn con cũng như bao đứa trẻ khác cũng có bố. Để con không phải xấu hổ và tủi thân với bạn bè. Những lá thư của bố gửi cho con đều là mẹ tự viết ra để con biết rằng dù bố không ở cạnh con nhưng bố vẫn luôn âm thầm theo dõi con. Mẹ nghĩ giờ con đã lớn. Đây là lúc con biết sự thật rằng con không có bố. Mẹ xin lỗi con.
    – Tại sao? Tại sao?
    – Thùy tha lỗi cho mẹ.
    Từ đó trở đi nó trở nên ít nói và lạnh lùng với mẹ. Nó cắm đầu vào học nó nhất định phải đỗ đại học. Nó muốn thoát khỏi nơi đây. Nó không muốn sống ở đây nữa. Kỳ thi đại học của nó cũng sắp đến. Hôm nay nó cùng các bạn đi thăm trường thi. Lúc đi về thì:
    – Ê chúng mày kia không phải là mẹ Thùy sao? Thùy ơi mẹ mày kìa – Linh
    – Ơ mẹ nó đang làm gì ý nhỉ. Tao tưởng mẹ mày làm công nhân trong nhà máy mà Thùy sao mẹ mày lại đi nhặt rác vậy – Hải
    – Chúng mày thôi đi nghề gì cũng là nghề mà. Chúng mày có cần thái độ như vậy không. Chúng ta đi thôi Thùy – Liên
    Tối hôm đó mẹ về nhà mua cho nó một con vịt quay.
    – Con hôm nay đi thăm trường thế nào rồi. Mẹ mua vịt quay cho con này.
    Mẹ vừa nói song nó đứng dậy hất cái hộp trên tay mẹ chiếc hộp rơi xuống đất thịt văng ra tung tóe trên sàn nhà.
    – Tại sao? Tại sao? Có bao nhiêu nghề bà không làm mà bà lại đi nhặt rác hả để bạn bè tôi nhìn thấy nó cười vào mặt tôi. Bà bảo với tôi bà đi làm công nhân mà. Sao bà lại đi nhặt rác.
    – Thùy à mẹ xin lỗi con. Thùy
    Nói song nó chạy lên phòng còn mẹ nó khóc, nước mắt mẹ rơi ra và mẹ nó đi nhặt hết chỗ thịt bị rơi ra rồi gói lại cẩn thận cho vào tủ lạnh. Mẹ biết giờ nó giận mẹ nhiều lắm, nhưng vì bất đắc dĩ mà mẹ phải làm nghề đó. Chắc là nó xấu hổ với bạn bè lắm vì có một người mẹ như bà. Bà thật vô dụng bà cứ lấy tay đập vào ngực mình mà nước mắt cứ tuôn ra xối xả. Nhìn thấy nó khóc bà đau lắm, bà muốn dỗ dành lau giọt nước mắt cho nó lắm nhưng bà lại không thể.
    Nó bước vào đại học vậy là bao nhiêu tiền phải lo nào là tiền học, tiền sách vở, tiền quần áo, tiền mua laptop
    Tiền học của nó bà lấy số tiền bán thận còn thừa đóng học phí cho nó, tiền sách vở, quần áo bà bán hết số gạo có trong nhà, bà để lại một ít cho nó mang lên phòng trọ. Còn laptop nữa, bà đã phải bán máu mình để mua laptop cho nó. Số tiền bà dành dụm được một ít bà đưa hết cho nó. Bà ở nhà gạo hết, mọi thứ đều hết bà phải nhịn cơm mấy ngày liền. Có lúc đói không chịu được bà định mua xuất cơm nhưng vì thương con để dành tiền cho nó nên bà lại thôi bà mua cái bánh mì ăn tạm cho đỡ đói.
    Thời gian trôi đi tết cũng đã đến bà cứ ngóng trông nó về mãi nhưng ba ngày tết nó không về nhà, nó cũng không gọi điện về. Sống một mình trong căn nhà mẹ nó thấy thật cô đơn lạnh lẽo đặc biệt là ngày tết các gia đình quây quần bên nhau còn mẹ và nó thì mỗi người một nơi.
    Thời gian cứ trôi đi mà mẹ nó vẫn không thấy nó về bà mới quyết định lên thành phố, hỏi thăm đến được phòng trọ của nó vào lúc khá khuya
    – Cốc Cốc Cốc
    – Không biết ai giờ này còn gõ cửa vậy ta. Khuya rồi không để cho người khác ngủ hay sao – nó cằn nhằn
    – Mày ra mở cửa đi Thùy – Liên
    – Thôi để tao – Lan – người bạn mới cùng lớp. Lan chạy ra mở cửa, trước mặt Lan là một người Lan không hề quen biết nhưng Lan vẫn lễ phép chào:
    – Dạ cháu chào bác ạ. Dạ cháu có thể giúp gì cho bác ạ.
    – Đây có phải phòng trọ của Thùy không cháu.
    – Dạ đúng rồi bác. Bác đợi cháu xíu để cháu gọi nó. Thùy Thùy ơi Có người tìm mày nè.
    Đang cơn buồn ngủ mà có người làm phiền tức thật. Nó vừa đi vừa ngáp ngủ. Ra đến cửa thì nó sững người:
    – Me. Mẹ lên đây làm gì.
    – Lâu lắm con không về nhà rồi. Việc học bận rộn lắm hả con. Mẹ chỉ muốn lên thăm con xem con khỏe không à mẹ có làm bánh tẻ cho con này.
    – A bác. Bác vào đây chơi với chúng cháu – Liên
    – Dạ vâng mời bác vào nhà ạ – Lan
    – Sao bác lên đây khuya vậy ạ. Chân bác bị sao thế này – Liên
    – À chân bác vừa bị ngã do không nhìn đường.
    – Chảy máu rồi kìa để cháu băng vết thương cho bác nha.
    Liên đi lấy bông, gạc, băng vết thương cho mẹ nó. Còn nó giờ mới lên tiếng:
    – Lần sau mẹ không cần lên thăm con đâu. Lúc nào rảnh con sẽ về. Mẹ lên thăm con làm gì mệt người ra.
    – Ừ mẹ biết rồi. Con đi học có mệt không. Thiếu gì cứ điện cho mẹ, mẹ gửi lên cho. À mẹ có mấy trăm này con cầm tạm tiêu vặt nhé.
    – Dạ bác giữ lấy đi ạ. Về quê bác còn phải tiêu với lại còn tiền đi đường nữa. Giờ bọn cháu không phải đóng học phí và không tiêu gì nên cũng không cần bác ạ – Liên
    – Ngoài giờ học chúng cháu còn đi làm thêm nên tiền sinh hoạt chúng cháu vẫn lo được bác ạ. Bác giữ lấy đi ạ – Lan
    – Thôi mẹ giữ lấy đi. Mua gì ăn cũng được hay tiêu gì thì tiêu. Con ngủ đây. Mai còn đi học.
    – Bác ở lại chơi với chúng cháu vài ngày nhé – Lan
    – Đúng rồi bác ở đây nhé. Chúng cháu dẫn bác đi chơi ạ. Bác đồng ý nhé – Liên
    – Hẹn các cháu dịp khác vậy. Mai bác về rồi. Bác không muốn làm phiền các cháu. Mai các cháu còn phải đi học mà. Vậy các cháu ngủ đi.
    – Dạ vâng bác bác ngủ ngon ạ – Lan
    – Vâng bác ngủ ngon – Liên
    Ngày mai ăn bữa sáng song bà lại khăn gói về quê. Bà thật thất vọng và cũng giận mình nữa. Không hiểu mình làm gì mà con mình lại thờ ơ lạnh lùng với mình như vậy. Từ đó trở đi bà không lên phòng trọ của nó nữa nhưng bà vẫn gọi điện hỏi thăm nó hàng ngày nhưng mỗi cuộc gọi rất là ngắn ngủi do “con phải học, con đang ôn thi, con đang ngủ..”. Bà vẫn gửi tiền và các thứ lên cho nó đều đều. Thời gian trôi đi bốn năm đại học cũng đã qua nhưng số lần nó về quê rất ít hay về cũng chỉ một đến hai ngày. Tết có năm nó về có năm nó không về. Còn mẹ nó nhiều lần muốn lên thăm nó nhưng bà lại sợ nó giận sợ nó không thích nên bà không dám lên thăm nó.
    Nhờ sự chăm chỉ và đam mê nên thành tích nó đạt được rất cao vì vậy nó xin được việc làm khá dễ nhưng công việc của nó rất bận rộn vì vậy dường như nó không về quê suốt một năm đi làm vừa rồi. Mà nó chỉ gửi tiền về cho mẹ một số tiền cũng khá lớn so với ở quê. Số tiền đó đủ để mẹ sống qua ngày. Mẹ vẫn gửi đồ lên cho nó, mỗi lần như vậy nó lại cằn nhằn với mẹ:
    – Mẹ không phải gửi đồ lên nữa. Giờ con đi làm có tiền rồi. Con tự mua được.
    Mẹ không nói gì mà nước mắt chỉ rơi ra. Tại sao khoảng cách giữa mẹ và nó càng ngày càng xa vời vậy. Hầu như nó chưa bao giờ chủ động gọi điện về cho mẹ. Mẹ gọi thì có lần nó không nghe, có lần nó tắt máy rất ít khi mẹ nói chuyện được với nó.
    – Thùy này. Sao lâu quá tao không thấy mẹ mày gửi đồ lên vậy? – Liên
    – Cả cuộc gọi tao cũng thấy ít nữa – Lan
    – À tao bảo mẹ tao không gửi lên. Tao có tiền tao tự mua được. Thời gian này công việc bận rộn quá lên tao bảo mẹ hạn chế gọi cho tao.
    – Về thăm mẹ mày đi. Tao thấy mày ít về quê thật. Khi nào rảnh về thăm mẹ mày đi. Giờ mẹ mày già rồi không thể lúc nào cũng lên thăm mày được đâu – Lan
    – Ừ để tao thu xếp thời gian
    “Tinh tinh tinh”
    – Mẹ mày gọi kìa Thùy – Liên
    – Alo
    – Alo. Dạ cô cho tôi hỏi đây có phải là cô Thùy con gái bà Hạnh không ạ.
    – Dạ đúng rồi ạ. Bác là ai vậy ạ?
    – Tôi là bác sĩ. Cô đến bệnh viện ngay đi nhé.
    – Dạ vâng cháu tới liền.
    – Có chuyện gì vậy? – Liên
    – Mẹ tao trong bệnh viện
    – Mẹ mày bị sao – Lan
    – Tao không biết nữa. Mày đèo tao ra bến xe nhé.
    – Ừ – Lan
    Bắt xe về quê. Về tới nơi nó vội chạy vào bệnh viện và đi hỏi bác sỹ nó chạy lên phòng bệnh của mẹ nó. Đứng từ ngoài cửa nhìn vào phòng bệnh, hai hàng nước mắt nó tuôn ra, hai chân nó khuỵu xuống như người vô hồn. Nó như không tin vào mắt mình người năm trên giường bệnh kia là mẹ nó sao, người phủ trên người một tấm vải trắng kia là mẹ nó sao. Không. Không thể nào. Nó đẩy cửa bước vào lật tấn vải ra đúng là mẹ nó. Nó ôm mẹ nó mà khóc nức nở:
    – Me Mẹ ơi. Con về với mẹ rồi này.
    – Mẹ tỉnh dậy nói chuyện với con đi.
    – Mẹ đang đùa con đúng không? Đừng đùa con vậy chứ. Con đau lắm mẹ.
    – Mẹ. Sao mẹ lại im lặng. Mẹ giận con đúng không. Con xin lỗi mẹ mà. Con hứa sẽ không làm mẹ giận đâu mẹ tỉnh dậy nói chuyện với con đi mà mẹ.
    – Cháu đến rồi sao? – Bác sĩ mở cửa bước vào thấy nó liền hỏi. Nó lau nước mắt và trả lời:
    – Dạ vâng. Tại sao mẹ cháu.
    – Mẹ cháu bị bệnh lâu lắm rồi cháu ạ. Bà ấy sống được đến ngày hôm nay là cả một kỳ tích.
    – Mẹ cháu bị bệnh sao. Sao mẹ không kể cho cháu nghe.
    – Mẹ cháu vĩ đại lắm. Bà ấy yêu thương cháu hơn cả bản thân mình. Sở dĩ bà ấy không nói cho cháu nghe vì bà ấy sợ cháu sẽ lo lắng buồn rầu và khóc lóc hay gì đó nên bà ấy âm thầm chịu đựng.
    – Sao bác hiểu rõ về mẹ cháu vậy ạ.
    – Thật ra bác là người chứng kiến hết toàn bộ cuộc đời của bà ấy. Bác vô cùng ngưỡng mộ mẹ cháu. Để bác kể cho cháu nghe về sự hy sinh của mẹ cháu. Lúc cháu được sinh ra vì không có tiền đóng viện phí và mua thuốc cho cháu vì vậy bà ấy đã bán sữa của mình để lấy tiền. Khi cháu hai tuổi thì phát hiện mẹ cháu bị mắc bệnh teo phổi nhưng bà ấy không uống thuốc hay chữa bệnh bà dành tiền đó để mua sữa cho cháu. Cháu lên bốn tuổi cháu phải nhập viện do bị viêm phổi nhưng không có tiền chữa bệnh vì vậy mẹ cháu đã bán máu của mình để có được số tiền chữa bệnh cho cháu. Bác khuyên bà không nên bán máu nhưng bà không nghe bà bảo nhất định cháu phải khỏi bệnh dù bà có thế nào đi nữa thì cháu phải mạnh khỏe và sống tốt. Bác thấy mẹ cháu là người yêu thương cháu và giàu lòng hy sinh vì vậy hàng ngày bác chỉ biết mua tặng mẹ cháu suất cơm trưa. Tại bác thấy mẹ cháu nhịn nhiều ngày, liền sức khỏe lại còn yếu nữa.
    Vì sức khỏe yếu nên bà không thể xin đi làm công nhân được mà công việc hàng ngày của mẹ cháu là nhặt ve chai, bán vé số. Công việc vất vả lắm cháu ạ. Bác nhìn thấy nhưng bác chỉ biết giúp bà bằng cách động viên, hỏi thăm bà và bà kể để mua xe đạp cho cháu đi học bà nhịn cơm trưa cả tuần liền, bác thương mẹ cháu bác mua tặng bà suất cơm và khuyên bà nên thường xuyên đi khán sức khỏe nhưng bà sợ mất tiền nên không đi. Có lần bác khám và trả tiền viện phí cho bà luôn. Nhiều việc lắm cháu ạ. Bệnh của mẹ cháu tuy không uống thuốc nhưng dường như phát triển rất chậm đó là một tin đáng mừng. Bác tự hỏi không biết có phải tình mẫu tử cũng là phương thuốc chữa bệnh hay không. Nhưng khi cháu lên cấp 3 cháu đòi mua xe đạp điện, để mua được xe đạp điện đó mẹ cháu đã bán đi một quả thận của mình. Lúc đó bác khuyên bà không nên bán nhưng bà không nghe và bác khuyên bà có tiền rồi nên uống thuốc nhưng bà nói dành tiền đó mua cho cháu những thứ mà cháu thích. Từ ngày bán thận sức khỏe bà yếu dần đi nhưng khi cháu lên đại học bà lại bán máu để mua laptop cho cháu. Khi cháu đi làm có tiền gửi về quê bác khuyên mẹ cháu uống thuốc vì bác khám thấy nội tạng của bà đã hỏng gần hết, bà mỉm cười bà bảo trước sau gì cũng phải chết, bà muốn dành dụm số tiền đó cho cháu. Khi nào cháu cần sẽ có. Mẹ cháu là người giàu lòng hy sinh vậy đó.
    – Cháu cảm ơn bác đã kể cho cháu nghe. Giờ cháu hối hận vô cùng. Giá như cháu được nghe bác kể lại sớm hơn thì tốt biết mấy.
    – À trước lúc ra đi. Bà có đưa cho bác cái chìa khóa này và lúc mọi người đưa bà vào đây đã nhặt được món quà này từ tay bà ấy. Mẹ cháu là tấm gương sáng. Mẹ cháu đã làm bác rất cảm kích và thán phục. Chắc mai là sinh nhật của cháu nên bà muốn gửi cái này cho cháu.
    – Dạ vâng mẹ mẹ ơi.
    Tang lễ của mẹ song xuôi nó trở về căn nhà sao cô đơn và lạnh lẽo đến vậy. Vậy mà mẹ đã phải chịu đựng suốt sáu năm trời. Nó trở về phòng mọi thứ thật ngăn nắp sạch sẽ như hàng ngày mẹ vẫn vào đây dọn dẹp. Giờ đây sao nó lẻ loi vậy. Giờ nó đã thấy hiểu cảm giác cô đơn của mẹ rồi. Mẹ ơi giá như con không là người vô tâm thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Con thật là nông nổi và đua đòi mà không nghĩ đến cảm nhận của mẹ mà luôn trách móc và giận dỗi mẹ mà không biết được sự hy sinh của mẹ lớn đến nhường nào. Giờ đây con quá hối hận rồi mẹ ạ. Con ước thời gian có thể quay trở lại để con bù đắp cho mẹ. Con đã từng nấu ăn cho rất nhiều khách hàng vậy mà mẹ – người cho con ăn học con lại chưa từng nấu cho mẹ ăn một bữa. Mẹ à mẹ có trách đứa con gái đáng ghét này không? Chắc mẹ đang giận nó lắm phải không. Đến chính bản thân con con còn không thể tha thứ cho mình thì mẹ làm sao tha thứ được.
    Và như nhớ ra điều gì đó nó lấy chiếc chìa khóa mà bác sĩ đưa cho đi sang phòng của mẹ. Nó lôi một cái hòm gỗ nhỏ ra và mở trong đó có rất nhiều tiền và có một tờ giấy bên dưới: “Thùy à tiền con gửi về mẹ vẫn giữ hộ con. Khi nào con cần thì lấy dùng nhé. Mẹ cần con, mẹ cần sự yêu thương quan tâm của con chứ mẹ không cần tiền”. Đọc song nó càng khóc to hơn. Giờ đây nó cần sự dỗ dành của mẹ, nó muốn mẹ lau nước mắt cho nó nhưng không thể nữa rồi. Nó cứ ngồi đó và khóc, nó chỉ biết thốt lên mấy chữ trong tiếng nấc nghẹn ngào “Mẹ à tha thứ cho đứa con gái bất hiếu này nhé. Nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con của mẹ dù con không có bố đi chăng nữa mẹ nhé. Con gái yêu mẹ.

Kết Thúc (END)
Sưu Tầm
» Vẫn Biết Rằng
» Lời Tình Không Dám Nói
» Dạ Khúc Tình Yêu
» Tìm Chút Ân Tình
» Thà Rằng
» Lời Cuối Cho Anh
» Cho Tôi Xin
» Mảnh Tình Sầu
» Khóc Cho Kỷ Niệm
» Khóc Cho Những Cuộc Tình
» Cho Cuộc Tình Lỡ
» Người Ấy
» Con Trai VS Con Gái
» Thư Bố Gửi Con
» Đom Đóm Và Giọt Sương
» Crazy Fan!!!!
» Một Thoáng Yêu Đương
» Vở Kịch Câm Và Chai Nước
» Ba Giỏ Khoai Lang
» Tiêu Sầu
» Ly Hôn
» Gieo Quả Được Quả
» Chai Nước Giữa Sa Mạc
» Tiếng Đêm
» Mơ Xuân