"Xin mời ông..." Có tiếng cửa sắt rít lên han gỉ, tiếng khóa loảng xoảng, tiếng dế rúc trong bụi tre chìm ngợp trong đám dây leo bùng nhùng. Trận mưa đêm qua kéo bùn qua lối đi chôn những viên sỏi chắc một thời đã từng lạo xạo dưới những bàn chân dạo chơi trong vườn. Thưa ông, chỉ riêng hai chậu thiên tuế này nếu được tỉa tót lại cũng đáng giá cả chục triệu đồng. Ngày xưa... nó là quà sinh nhật người ta tặng tôi, niềm tự hào của cả khu biệt thự: "Niềm tự hào" ấy đang bị những tùm búi dây leo cuốn quanh cổ và người ta chỉ nhận ra cây thiên thuế ở cái chỏm xanh nhọn hoắt nhô lên như mũi tàu đang chìm. Hai người đàn ông nối nhau đi theo vệt mờ của con đường đang bị cỏ dại xâm lấn. Thưa ông... nơi đây trước là cả một vườn hoa hồng. Vợ tôi thích loại hoa này lắm. Tôi đã cho người đi sưu tập đủ các loại hồng ở khắp nơi nơị Mỗi buổi sáng trở dậy, phong phanh trong chiếc váy mỏng, nàng thường đứng ở đây nâng niu hít thở từng nụ hoạ Lúc đó từ trên bao lơn cao kia, tôi nhìn xuống thầm cám ơn Trời Phật đã ban cho tôi một vưu vật quý báu dường kiạ Không, không, cả nàng lẫn những luống hoa kia vẫn còn đó, kìa kìa, ông có nhìn thấy không? Người khách e ngại lùi lạị Ông già này đã điên mất rồi, có thể ông bị ám ảnh quá nặng nề những hình ảnh quá khứ khiến cho bây giờ ông vẫn còn nhìn thấy cho dù trong cái vườn hoang này chỉ còn có toàn hoa dại và cỏ lác. hít một hơi thật dài điếu thuốc lá người khách đưa cho, ông già chủ nhà đã lấy lại bình tĩnh. Ông xin lỗi đã mất tự chủ khiến khách phải bối rối, tuy nhiên, ông cam đoan rằng rất nhiều buổi sáng thức dậy trên bao lơn kia, ông vẫn nhìn thấy nàng tươi cười giữa những luống hoạ Hai người đi tiếp quanh khu vườn lác đác những chậu cây cảnh nứt toác, nằm lăn lóc hoặc cỏ dại mọc đầỵ Một con thằn lằn nhô ra từ đâu đó cuống quít chạy dọc theo vệt mòn lần theo những tấm bê tông lát đường át hẳn xưa kia vợ chồng chủ nhân thường cặp tay đi dạọ Hai người dừng trước một khu đất trống lúp xúp những cây chó đẻ, thưa ông, ngày xưa chỗ này tôi tính xây bể bơị Vợ tôi rất thích có một cái để rèn luyện thân thể, tôi đã cho mời kiến trúc sư, thợ đã tới coi, vật liệu đã chở về, thế nhưng... tất cả đã quá muộn. Khách lo lắng, nhìn chủ nhà, sợ ông già lại lên cơn thần kinh nữạ Nhưng không, ông ta trấn tĩnh lại ngay, dẫn khách bước qua những bậc tam cấp phủ đầy lá mục dễ chừng cả năm nay không quét qua được một nhát chổị Hai người ngồi lại tiền sảnh trên một chiếc ghế gỗ kê cạnh bàn đá, vật dụng sang trọng còn sót lại sau trận bể dâụ Khoát tay ra khoảng không trước mặt, ông già lại chìm đắm trong những hồi ức. Thưa ông, khi làm ngôi biệt thự này, vợ tôi đã cẩn thận mưới cả thầy địa lý Tàu về hướng dẫn. Nhà chếch 30 độ theo hướng phía Nam để đón lộc trời mà theo ông thầy nó thường tới từ hướng đó. Kích thước tất cả các loại cửa đều đặt làm đặc biệt, dôi ra chẵn một xăng-ti-mét cho phù hợp với tuổi tôi và vợ tôị Thế còn tường và móng? Cũng đều làm vượt tiêu chuẩn bình thường theo lời ông thầy Tàụ Cả tháng trời tôi sưu tập các kiểu kiến trúc nhà vườn, lại nhờ cả mấy ông trong Hội kiến trúc sư vẽ kiểu, rốt cuộc vợ tôi đã chọn cái kiểu này đây, toàn bộ cách điệu thành con tàu đi trên biển, để lát nữa tôi đưa ông tới khu đồi đằng kia nhìn xem có giống hình con tàu không, chỉ tiếc rằng nó là con tàu mắc cạn trên mặt đất và bây giờ đã trở thành con tàu...mạ Ông khách giật thót người: "Con tàu mả Ông nói saỏ nhà này có ma hả?" Ông già vội vã xua tay: "Không, không, không phải ma đâu, vợ tôi đấy, nàng vẫn trở về với tôi và chỉ mình tôi nhìn thấy thôị Bây giờ, xin mời ông vào nhà". Khách kín đáo buông một tiếng thở dài, ngần ngại nhìn cánh cửa cáu bẩn dẫn vào phòng khách mà chưa đặt chân vào ông đã cảm thấy một mùi ẩm mốc xộc lên mũị Không đành lòng quay lui, ông theo chân chủ nhà bước vào căn buồng khá rộng, một bộ salon ở góc nhà, một tủ ly tỉnh kỉnh những bình hoa, ấm chén và một con chó nhồi bông đả tróc cả lông. Khách bỗng rùng mình, con chó được chụp trong một tấm ảnh phóng lớn treo trên tường mà một người đàn bà rất đẹp đang ôm nó. Nhìn ánh mắt và vẻ mặt của khách, chủ nhà gật đầu xác nhận: "Đúng nó đấỵ Vợ tôi quý nó lắm, đi đâu thì chớ về tới nhà là ôm lấy nó". Khách hỏi buộc miệng: "Vậy bà ấy đâu rồi" và một ý nghĩ ngộ nghĩnh lướt qua đầu: "Hy vọng là ông không nhồi bông bà ấy chớ!". Như bị chạm vào cái phần nhạy cảm nhất, chủ nhà trầm mặt xuống, buông một tiếng thở dài: "Đi rồi, bà ấy đi rồi, tính tới hôm nay vừng đúng 3 năm 9 tháng mười một ngày". Vẻ mặt của chủ nhân làm khách lo lắng. Nó bất động như gương mặt của những hình nhân bằng sáp nhưng lại đầy vẻ chếr chóc của một tên sát nhân. Những lớp bụi bám khắp nơi, mạng nhện buông xuống từ trên trần, căn buồng tranh sáng tranh tối trong im lặng quánh đặc đến rùng rợn. Tất cả đã đẩy tưởng tượng của vị khách đi quá xa khiến ông lắp bắp: "Có phải... có phải ông đã giết bà nhà rồi chăng?" Ông già tiến lại gần ghé sát vào mặt khách, buông một tiếng cười gằn: "Giết bà ấy ư? Tôi mà lại giết bà ấy ư? Xin mời ông sang đây". Ông ta kéo tay vị khách, lôi đi sềnh sệch với cái vẻ cương quyết không thể chối từ. Qua hành lang tối và sâu hun hút, chủ nhà mở một cửa phòng và đẩy khách vàọ "Thưa ông, ông nhìn coi, đây là phòng ngủ của vợ tôi, nó vẫn nguyên vẹn từ khi nàng bỏ tôi ra đi... Này đây là tủ quần áo, tôi xin mở ông coi, cả trăm bộ khác nhau vẫn treo nguyên như thế. Này đây là bàn phấn mỗi sáng vợ tôi vẫn ngồi ở đó cả giờ đồng hồ. Này đây là giường ngủ với gối nệm sắp đặt đúng như buổi sáng vợ tôi bỏ đị Tôi đã mất bao nhiêu công sức để duy trì cho được y nguyên mọi đồ vật của phòng ngủ này, một ngày nào đó trở về, nàng sẽ có cảm giác là mọi chuyện mới xảy ra hôm qua đây thôị Nàng sẽ quên những năm sóng gió dọc đường và nàng lại yêu tôi tha thiết như những ngày năm xưạ Tôi yêu nàng đến như thế, vậy mà ông lại hỏi tôi có giết nàng không đấy ư?" Ông khách thành thực xin lỗi chủ nhà về sự xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng của ông. Tuy nhiên ông không thể nén nổi tò mò để không đặt câu hỏi nó dày vò ông từ lúc ông đặt chân vào cái biệt thự hoang phế này: "Vậy thì bà nhà đi đâủ" Câu hỏi vang lên như một phát đạn xỉa vào chủ nhà làm ông co rúm người, lảo đảo khiến khách phải đỡ ông đứng dậỵ Thưa ông, cuộc đời có những bất trắc mà ta không sao lười trước được, thật cứ như là sét đánh giữa trời quang. Có thể ngờ được không, gia đình tôi êm ấm như vậy, vợ chồng tôi yêu nhau thắm thiết đến như thế, đùng một cái nó bỏ đi không nhắn lại ột lờị Không, không thể tin được, vậy mà sự thực phũ phàng vẫn cứ đấm vào mặt ta những quả trời giáng. Những tháng đầu vợ tôi đị Tôi không chịu chấp nhận chuyện đó. Mỗi bữa cơm tôi vẫn sắp chén bát chờ nàng, mỗi buổi chiều tôi vẫn cặp tay nàng đi dạo trong vườn, theo sau là con Kiki, mỗi buổi tối vẫn sửa soạn giường cho nàng: Ông có nhìn thấy cái ghế xích đu ngoài cổn không? Đó, hàng ngày tôi và con Kiki ngồi ở đó chờ đợị Mỗi tiếng xe rồ máy, mỗi tiếng động ngoài cổng, mỗi tiếng người gọi... đều đập vào quả tim của tôi và quả tom con chó khiến cả hai chúng tôi cùng vểnh tay sáng mắt. Hết ngày dài lại đêm thâu, hết tuần này qua tháng khác, con Kiki mòn mỏi quá rồị Tôi phải động viên nó: "Can đảm lên con, thế nào bà chủ mày cũng về, mua cho mày thật nhiều Sôcôla, bế mày dạo chơi trong vườn và lại còn tắm cho mày nữa chứ..." Quả thật, suốt mấy tháng không được bà chủ tắm táp săn sóc, con kiki xác xơ bẩn thỉu, kém ăn biếng ngủ, thế rồi sự kiên nhẫn của nó thua sút con ngườị Một buổi sáng ngồi bên tôi, nó lịm dần và thở hơi thở cuối cùng. Không, tôi không thể chôn nó, nhất định một ngày nào đó nàng sẽ trở về ôm hôn nó, chính vì vậy tôi đã nhồi bông nó như ông đã thấy trong tủ ly đó. Than ôi, từ lúc đó, chờ đợi nàng chỉ có mỗi mình tôi, mình tôi mà thôị Này ông coi... "Ông già chủ nhân rút trong ngăn kéo ra một tấm ảnh lớn chụo đôi vợ chồng còn khá trẻ âu yếm khoát tay nhaụ Ông thử coi cái người chồng trong ảnh này có khác tôi lắm không. Rõ đúng là hệt như bố với con vậy, ấy thế mà chính là tôi cách đây có ba năm thôi đó. Ông có biết tôi bao nhiêu tuổi không? Tôi tuổi ất Dậu, năm nay mới vào tuổi 49 thôi đấy, vậy mà có khác một lão già bảy chục? Ông khách sững sờ nhìn chủ nhà. Trời ơi, sự chờ đợi đã làm ông ta già đến thế kia ư? Ông khách nắm lấy tay chủ nhà trong một niềm thương cảm làm rưng rưng nước mắ. Thưa ông, tôi cứ chờ đợi như thế vừa đúng một năm ba tháng thì bà ấy... trở về. Ông khách giật mình: "Bà ấy trở về?". Thưa vâng, vào một buổi chiều như buổi chiều nay, tôi ngồi ở cái ghế xích đu như mọi ngày thì bà ấy đẩy cổng vàọ Trời ơi, tôi lạnh toát hết cả người, thật không còn nhận ra cái người vợ xinh đẹp của tôị Có lẻ bà ta đã nhận hình phạt quá nặng nề khi bỏ tôi mà đị Xin trời, hãy cho thiên lôi đánh chết tôi đi, lúc đó chẳng hiểu ma quỷ trong lòng tôi núp sẵn trỗi dậy hay một trục trặc thần kinh nào đó, lẽ ra tôi phải ôm bà vào lòng, vuốt ve, an ủi, trời ơi tôi đã không làm như vậy, tôi cứ đứng đực ra như đười ươi giữ ống miệng há ra một tràng cười dàị Tôi cứ cười, cười mãi đến khi dứt tiếng cười tỉnh ra thì bà ấy đả đi mất. Tôi cuống cuồng chạy theo, đâm bổ đi các nơi tìm kiếm nhưng tuyệt nhiên không một dấu vết, không một tăm hơi cứ như là bà ấy đã bay lên trời hoặc chui xuống đất vậỵ Từ hôm đó, tôi lại vẫn chờ trên chiếc ghế xích đu kia, nhưng từ nay cùng chờ với tôi còn có niềm ăn năn hối tiếc ngày đêm cào rách tim tôị Cho tới hôm nay vừa đúng ba năm chín tháng mười một ngày, tôi đã quá mỏi mòn, tôi không thể chờ đợi thêm đợc nữa, nên tôi quyết định bán toàn bộ cái khu vườn nàỵ Ông là người khách đầu tiên tới mua và cũng là người đầu tiên biết được ảnh ngộ của tôị Tôi chỉ xin ông một điều, ông muốn làm gì cái nhà này ông cứ làm, nó là quyền của ông, tôi chỉ xin ông giữ lại cái ghế xích đu kia, ngày này tôi vẫn ngồi chờ đợi bà ấy đến lõm cả ặt ghế. Tôi vẫn tin rằng bà ấy sẽ trở lại, xin ông đưa bà ấy đến chiếc ghế kể về sự chờ đợi của tôi may ra bà ấy sẽ tha thứ cho tôi chăng? "Đúng lúc đó, có tiếng gõ cổng theo một cách nào đó khiến ông chủ nhà cuống quít: "Bà nhà tôi đó... bà nhà tôi trờ về đó..." Ông chạy điên cuồng qua vườn hồng chết rụi, qua hai cây thiên tuế tiêu điều, qua biết bao kỷ niệm của một thời hạnh phúc. Ông mở tung cổng, không có ai, không có ai, chỉ có một luồng gió thổi ào vào làm xào xạc những chiếc lá khô bay tan tác...
|
|
|